Những lưu ý khi chăm sóc răng miệng cho bà bầu
Chăm sóc răng miệng là vấn đề cần được quan tâm khi mang thai
Thai kỳ khiến hormone thay đổi và làm gia tăng các vấn đề về răng miệng như viêm lợi (viêm nướu) và bệnh nha chu (bệnh về nướu). Do sự gia tăng của nhiều loại hormone khác nhau trong thai kỳ nên 40% thai phụ sẽ mắc bệnh viêm lợi, hay còn gọi là viêm nướu thai kỳ.
Lượng progesterone tăng cao trong thai kỳ có thể khiến vi khuẩn gây viêm lợi phát triển, đồng thời khiến các mô nướu nhạy cảm và dễ mắc bệnh hơn. Thực tế, mang thai có thể làm bệnh viêm nướu nặng hơn.
Mẹ bị răng miệng khi mang thai có nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân (Ảnh minh họa)
Chăm sóc răng miệng là vấn đề cần phải được quan tâm ngay cả trước khi bạn mang thai. Hãy đánh răng sạch sẽ hàng ngày bằng một bàn chải mềm đầu nhỏ kèm theo kem đánh răng có chứa flour.
Những lưu ý chăm sóc răng miệng cho bà bầu
Để chăm sóc răng miệng tốt, bà bầu cần lưu ý một số điều sau:
Đi khám răng sớm: Nếu bạn có kế hoạch mang thai, hoặc khi mới phát hiện có thai thì việc khám răng rất quan trọng. Nha sỹ sẽ cho bạn biết tình trạng sức khỏe răng miệng và chỉ cho bạn cách chăm sóc răng đúng nhằm hạn chế tình trạng sâu răng.
Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa: Bạn không nên chỉ đánh răng vào buổi sáng, thay vào đó nên đánh răng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám. Ngoài đánh răng, bạn cũng nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng sau khi đã đánh răng.
Khám răng định kỳ khi mang thai: Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể sẽ thay đổi nên bà bầu nên khám răng định kỳ để phát hiện sớm các bệnh răng miệng.
Súc miệng thường xuyên: Nếu bạn bị ốm nghén và thường xuyên bị nôn, hãy súc miệng thật kỹ sau khi nôn để loại bỏ acid.
Có chế độ ăn uống lành mạnh: Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh răng miệng, khi mang thai bà bầu nên ăn nhiều trái cây, rau củ và uống sữa.
Nên hạn chế ăn đồ ngọt: Đồ ngọt là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sâu răng và các bệnh răng miệng vì vậy bạn không nên ăn nhiều.
Uống đủ nước: Uống đủ nước không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai mà nó cũng tốt cho sức khỏe răng miệng. Uống đủ nước giúp loại bỏ vi khuẩn mảng bám ra khỏi khoang miệng và giữ cho răng lợi luôn khỏe mạnh.
Không tự dùng thuốc khi bị bệnh răng miệng: Khi bị đau răng hoặc chảy máu nướu răng, không được tự ý dùng thuốc. Bạn nên đến gặp bác sỹ nha khoa để được tư vấn cách điều trị phụ hợp.
Không nên chụp X - quang răng khi mang thai: Không nên chụp X - quang răng khi mang thai vì nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thai phụ cũng nên tránh sử dụng các liệu pháp điều trị bệnh răng miệng trong 3 tháng đầu và cuối thai kỳ.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Công dụng của quả óc chó đối với bà bầu trong suốt thai kì
- Công dụng của đỗ đen đối với bà bầu và thai nhi
- Bà bầu nên ăn gì để dễ sinh nở
- Bà bầu nên kiêng những rau củ này để không bị sảy thai hoặc sinh non
- Chè khúc bạch cho bà bầu: Những điều nên, không nên và cách làm
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua