Những lý do khiến bạn mệt mỏi liên tục
Mệt mỏi do thiếu máu là kết quả của việc thiếu các tế bào hồng cầu, đưa ôxy từ phổi đến mô và tế bào khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi. Thiếu máu có thể là do thiếu chất sắt hoặc vitamin, mất máu, chảy máu bên trong, hoặc bệnh mãn tính như viêm khớp dạng thấp, ung thư hoặc suy thận.
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ dễ bị thiếu máu do mất máu trong suốt chu kỳ kinh nguyệt và nhu cầu bổ sung chất sắt trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Triệu chứng của thiếu máu bao gồm khó ngủ, thiếu tập trung, nhịp tim nhanh, đau ngực, và nhức đầu. Thiếu máu gây ra mệt mỏi ngay cả khi bạn tập thể dục nhẹ nhàng hay vận động đơn giản như leo cầu thang hoặc đi bộ ngắn.
Bệnh tuyến giáp
Các tuyến giáp sản xuất hormone kiểm soát sự trao đổi chất. Quá nhiều hormone tuyến giáp (cường giáp) dẫn đến sự trao đổi chất tăng lên và quá ít hormone tuyến giáp (suy giáp) khiến sự trao đổi chất chậm lại. Tăng tuyến giáp gây ra mệt mỏi cơ khiến các bài tập như đi xe đạp hoặc leo cầu thang trở nên khó khăn hơn.
Các triệu chứng khác bao gồm giảm cân không lý do, tăng nhịp tim, vòng kinh ngắn. Bệnh nhân suy giáp thường được chẩn đoán ở phụ nữ độ tuổi 20 và 30. Suy giáp gây ra mệt mỏi, thiếu tập trung, đau cơ, tăng cân, cảm lạnh thường xuyên và táo bón.
Trầm cảm
Trầm cảm là một bệnh ảnh hưởng giấc ngủ cũng như chế độ ăn uống. Nếu không điều trị, các triệu chứng trầm cảm có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí cả năm. Thông thường, trầm cảm có thể làm giảm năng lượng, thay đổi trong giấc ngủ, ăn uống; vấn đề với trí nhớ và sự tập trung; cảm giác tuyệt vọng và tiêu cực. Nếu các triệu chứng trầm cảm trở nên nghiêm trọng thì bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia về sức khỏe tâm thần để được điều trị kịp thời.
Mệt mỏi mãn tính
Tình trạng này gây ra sự mệt mỏi liên tục mà không rõ nguyên nhân. Những người bị tình trạng này cảm thấy kiệt sức ngay cả khi thực hiện những hoạt động bình thường. Các dấu hiệu khác bao gồm nhức đầu, đau cơ và khớp, suy nhược, hạch bạch huyết dị ứng, và không thể tập trung. Hội chứng mệt mỏi mãn tính không có nguyên nhân rõ ràng. Triệu chứng này tương tự như lupus và đa xơ cứng.
Ngưng thở khi ngủ
Nếu thức dậy mệt mỏi, có thể bạn đang mắc vấn đề rối loạn giấc ngủ. Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn do sự ngắt thở ngắn trong thời gian ngủ. Một người bị chứng ngưng thở khi ngủ có thể ngừng thở hàng chục lần hoặc thậm chí hàng trăm lần một đêm. Ngưng thở khi ngủ thường biểu hiện rõ nhất là ngáy và người bệnh thường rất mệt mỏi vào ngày hôm sau. Ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến bệnh tim, huyết áp cao và đột qụy.
Mệt do tuyến thượng thận
Đây là một trong những nguyên nhân hay gặp nhất khiến bạn lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi. Nếu không ngủ đủ giấc và thường xuyên bị stress, thì nhiều khả năng bạn sẽ bị mệt mỏi do tuyến thượng thận (cortisol cao). Khi bị stress, lượng cortisol tăng lên khiến nhịp tim và huyết áp đều tăng. Với những người bị stress hoặc có vấn đề sức khỏe khác như bệnh tự miễn, sẽ rất khó để cơ thể theo kịp với mức độ stress cao và kết quả là tuyến thượng thận sẽ phải gánh chịu.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Để thai nhi không mệt mỏi, bà bầu nên ăn những món này vào bữa tối
- 3 loại mặt nạ giúp giảm nét mệt mỏi trên khuôn mặt
- Mẹo chăm con giúp mẹ giảm căng thẳng, mệt mỏi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua