Dòng sự kiện:

Những lý do không nên thụ thai vào mùa đông

17:45 09/12/2015
Mùa đông là mùa các loại bệnh dịch sinh sôi nảy nở rất nhanh nên mẹ bầu cần hạn chế thụ thai.

 

 

 

 [mecloud]o1kQf3lhzm[/mecloud]

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, phụ nữ không nên thụ thai vào mùa đông, vì những tháng đầu thai kỳ là vô cùng quan trọng với sự hình thành, phát triển các cơ quan chính của thai nhi như tim, não, gan, thận và nhiều cơ quan quan trọng khác… Với tiết trời lạnh giá cộng với những dịch bệnh cuối đông, đầu xuân dễ lây lan có thể gây cản trở cho sự hình thành, phát triển của thai nhi, khiến bé mang những khuyết tật không mong muốn.

Ngoài ra, việc ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng lớn đến sự hình thành, phát triển của thai nhi. Theo đó, trong mùa đông, lượng sulfur dioxide trong không khí cao hơn hẳn các mùa khác, đặc biệt ở các thành phố công nghiệp nên những bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao hơn hẳn các mùa khác.

Xem thêm: Muốn nhanh có con nên quan hệ tình dục 2 lần trong 1 giờ

Khi thai kỳ vẫn đang còn ở những tháng đầu sẽ tiếp tục đối mặt với tiết trời cuối đông, đầu xuân – là thời điểm độ ẩm không khí cao, nhiệt độ tăng dần rất dễ để các loại virus, vi khuẩn sinh sản, tăng trưởng mạnh và đương nhiên các dịch bệnh cũng bùng phát mạnh mẽ hơn. Mẹ mới mang thai nếu mắc phải các dịch bệnh gây sốt cao sẽ vô cùng nguy hiểm với thai nhi.

Hơn thế, tiết trời dễ thay đổi những ngày cuối đông, đầu xuân sẽ khiến mẹ hay bị cảm lạnh. Cảm lạnh thông thường thì không quá đáng lo ngại nhưng nếu cảm lạnh có nguyên nhân từ virut cúm, rubella… thì nguy cơ thai dị dạng cao.

Một điều đáng sợ nữa khi mẹ bầu bị cúm là có thể gây tổn hại đến sự phát triển não bộ thai nhi, làm tăng nguy cơ bé bị tâm thần phân liệt trong tương lai.

Vì thế, thời điểm lý tưởng nhất để thụ thai đó là cuối xuân, đầu hè. Khi mẹ bầu mang thai trong những tháng mùa hè sẽ tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng mặt trời và do đó sẽ nhận được nhiều vitamin D – một dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Một phụ nữ bình thường cũng như khi mang thai cần được bổ sung đủ 600 IU vitamin D mỗi ngày. Lượng dưỡng chất này có thể hấp thụ qua thực phẩm, bổ sung vitamin cũng như việc tắm nắng và các chuyên gia cũng không quá lo ngại việc bà bầu thiếu hụt vitamin D.

Việc mang thai vào mùa hè cũng rất thuận lợi cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ do không chịu sự gò bó của quá nhiều quần áo mẹ phải mặc như trong mùa đông.

Dưới đây là lời khuyên dành cho các bà mẹ đang mang bầu vào mùa đông:

Chăm sóc đôi chân: Mùa đông giá lạnh, phụ nữ mang thai cần giữ ấm đôi chân, chọn và sử dụng các loại giày dép đúng kích thước và đẹp về hình thức. Riêng giày, dép dành cho nhóm mang thai phải đúng cỡ, gót cao vừa phải, đảm bảo đủ độ kết dính, chống trơn và cổ cao đủ ấm. Ngoài ra, nên chủ ý chăm sóc đôi chân cho sạch sẽ, vệ sinh, mát xa cho đỡ nhức mỏi.

Sống và làm việc trong phòng kín, đủ ấm: Khi mang thai, sức đề kháng cơ thể suy giảm, vì vậy bà bầu nên hạn chế ra ngoài trời lạnh, nên sống và làm việc trong phòng kín, đủ ấm. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nằm hoặc ngồi mà nên đi lại, làm những việc phù hợp với bản thân trong từng giai đoạn mang thai.

Chú ý về trang phục: Về mùa đông thời tiết biến đổi, phụ nữ mang thai cần mặc đủ ấm, để đi lại và làm việc thuận lợi. Không nhất thiết phải dùng những trang phục quá đắt, quá mốt mà phải đảm bảo đủ ấm, đảm bảo sức khỏe khi đi ra ngoài tham dự hội hè, nhất là những khi thời tiết giá lạnh kéo dài.

Xem thêm: Bàng hoàng phát hiện "quả trứng" trú ngụ từ rất lâu trong dạ dày

Chú ý khi dùng thuốc chữa bệnh: Trong thời gian mang thai, nếu muốn dùng bất kì loại thuốc nào đều phải cần có sự tư vấn từ bác sĩ.

Những chú ý khi bị ốm: Vào mùa đông nếu bị sốt, ho, cảm cúm… thì nên nghỉ ở nhà, hạn chế tiếp xúc đông người, hãy lắng nghe cơ thể để nghỉ ngơi, ăn uống và sử dụng thuốc cho phù hợp. Tăng cường thực phẩm tươi, ăn nóng, nghỉ ngơi phù hợp để tăng cường sức khỏe thể chất.

Bảo vệ bàn tay từ tháng thứ 6 trở đi: Nếu mang thai vào giai đoạn mùa đông giá lạnh, thì từ tháng thứ 6 trở đi nên mang gang tay thường xuyên, kể cả khi phải nhúng tay xuống nước (nên đeo găng tay khi giặt giũ hay rửa ráy).

Tốt nhất là dùng nước ấm để rửa, để bảo vệ đôi tay, hạn chế tay trần khi tiếp xúc với nước lạnh.

Uống nhiều nước: Uống nhiều nước không chỉ tốt cho cơ thể mà nó còn có ích cho vẻ đẹp của một làn la tươi trẻ. Cung cấp đủ nước sẽ giúp cơ thể chịu đựng tốt với thời tiết khô hanh, hạn chế đau nhức, rát da do thiếu nước và giúp cho thai nhi phát triển thuận lợi.

Ngoài việc uống nước, phụ nữ mang thai có thể sử dụng các loại kem tăng ẩm để giúp da giữ nước, đảm bảo vẻ đẹp. Nhất là vào buổi sáng khi đi ra khỏi nhà, vì giai đoạn này, da phụ nữ có độ nhạy cao với môi trường xung quanh.

Nên tự nấu ăn: Nhằm hạn chế tiếp xúc với môi trường lạnh, tiết kiệm chi phí trong thời kì bão giá, phụ nữ mang thai nên tự nấu ăn tại gia đình, theo thực đơn mà bản thân, và người nhà mình ưa thích.

Tăng cường món socola nóng: Vào những ngày lễ cuối tuần thay vì dùng đồ uống rượu bia, phụ nữ mang thai nên dùng món sô cô la nóng, nó rất có lợi cho sức khỏe trong mùa đông. Đây là nhóm thực phẩm có hàm lượng chất chống ô xy hóa cao gấp đôi so với rượu vang đỏ, nên có tác dụng ngừa bệnh rất tốt, nhất là bệnh ung thư vú và bệnh tim mạch.

Tập thể thao trong nhà: Do thời tiết lạnh, vào mùa đông, phụ nữ mang thai nên duy trì những bài tập nhẹ nhàng như yoga.

Theo nghiên cứu, mỗi tuần phụ nữ mang thai, nên tập ít nhất 150 phút thể thao, tương đương với 30 phút/ ngày, 5 lần /tuần sẽ có lợi cho sức khỏe và hạn chế được những biến chứng khi sinh và rút ngắn thời gian đau đẻ.

 Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video được xem nhiều nhất: [mecloud]QxeyExVLEf[/mecloud]