Những người "cấm" cạo gió để "bảo đảm tính mạng"
Phương pháp chữa bệnh dân gian là cạo gió được dùng rất phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, một số người tuyệt đối không được cạo gió vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tử vong. Theo quan niệm dân gian, những người có triệu chứng như mệt mỏi, sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn, nhức mỏi chân tay, đau bụng… được coi là bị trúng gió (gió độc). Do đó, mục đích cạo gió là nhằm làm cho gió độc thoát ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh sau khi cạo gió bị liệt, méo miệng hoặc tử vong.
Trẻ em
Nhiều bà mẹ trẻ thường lạm dụng cạo gió cho bé khi mắc các chứng cảm lạnh. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng chống chỉ định với mọi hình thức cạo gió. Với trẻ em, cách an toàn nhất là xoa dầu. Nguyên nhân vì da của trẻ rất non và mỏng nên rất dễ hỏng da, khí huyết cũng rất yếu sẽ không chịu được nhiệt độ cao khi cạo gió.
Phụ nữ mang thai
Nhiều bà bầu sử dụng cạo gió như phương pháp dân gian để chữa các triệu chứng cảm vì nó đơn giản, thuận tiện mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt, trong quá trình mang thai, chắc hẳn các mẹ không thể tránh khỏi những lúc cơ thể mệt mỏi, đau nhức tay chân, và cảm cúm, trúng gió,… Song các mẹ bầu không được cạo gió. Như chúng ta đã biết, cạo gió theo đông y, nhằm làm nóng cơ thể, kích thích huyệt đạo, có thể dùng được. Nhưng, tuyệt đối không cạo gió cho phụ nữ mang thai, vì những động tác này gây kích ứng quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Ngược lại, bà bầu nên chọn việc làm nóng và kích thích bằng cách xoa dầu, mátxa hơn là phải cạo cho thật mạnh để ra gió mà thật ra chính là làm vỡ các mạch máu dưới da và gây xuất huyết dưới da. Càng nguy hiểm hơn, nếu đang là đau nhức mình mẩy do sốt xuất huyết, cạo gió sẽ làm bệnh trầm trọng hơn. Người bị bệnh tim Những người đang bị bệnh tim cũng tuyệt đối không được cạo gió. Bởi vì theo các bác sĩ đông y, những động tác mạnh khi cạo gió có thể gây kích ứng. Từ đó, chúng dễ dàng làm bùng phát trở lại các cơn đau tim. Điều này gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Người bị máu khó đông
Do cạo gió làm vỡ các mao mạch dưới da nên rất nguy hiểm đối với những người bị mắc bệnh Hemophylie (bệnh máu không đông).
Người bị sốt phong nhiệt
Theo các bác sĩ đông y, những người bị sốt phong nhiệt không nên cạo gió. Bởi vì cạo gió rất dễ biến chứng méo mồm, liệt nửa người, xuất huyết não, đột quỵ do huyết áp tăng cao và tử vong. Lý do bởi, cơ thể đã nóng lại cạo gió làm cơ thể nóng hơn. Điều này khiến huyết áp tăng cao dễ dẫn đến xuất huyết não. Theo đó, những người bị cảm phong nhiệt có những biểu hiện đau họng, miệng khô, sốt nóng, ra mồ hôi, sợ gió, ho có đờm, đau lưng, miệng khô, khát, nước tiểu vàng… chỉ nên điều trị bằng thuốc.
Người bị bệnh tim
Người đang mắc bệnh tim mạch hay có tiền sử bệnh tim mạch tuyệt đối không được cạo gió. Nguyên nhân là vì những động tác mạnh khi cạo gió có thể gây kích ứng và làm bùng phát trở lại các cơn đau tim nguy hiểm.
Người huyết áp cao
Người huyết áp cao cũng không nên cạo gió. Bởi việc cạo gió có có thể gây giãn mạch và làm nặng thêm tình trạng thiếu máu não. Chúng dễ khiến người bệnh bị méo miệng, mắt không khép. Ngược lại, khi bị trúng gió, người bệnh nên nằm im nghỉ ngơi, Sau đó uống thuốc hạ huyết áp.
Người có vết thương ngoài da hoặc mắc bệnh da liễu
Những người có vế thương ngoài da không nên đánh gió, vì khi chà xát sẽ gây dị ứng, dễ bị nhiễm trùng hoặc lây lan từ chỗ này sang chỗ khác.
Người bị đau vai gáy
Đau vai, gáy có nguyên nhân chủ yếu là do gối quá cao, nằm ngủ không đúng tư thế nên các mạch máu và cơ bị chèn ép. Bởi thế, cạo gió trong trường hợp này có thể gây xuất huyết dưới da. Điều này gây tụ máu chèn ép thêm hay tạo ra phản xạ co thắt cơ, làm cơn đau nhức nặng hơn.
TUỆ ANH (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua