Những người phải tuyệt đối loại bỏ gừng khỏi thực đơn để đảm bảo sức khỏe
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ có bầu cần tránh ăn gừng, đặc biệt trong những tuần cuối của thai kỳ. Phụ nữ mang thai có thể sử dụng gừng trong thời gian đầu mang thai để gairm bớt các triệu chứng buồn nôn, tiết nước bọt hoặc gairm ngộ độc. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên ăn gừng vào cuối thai kỳ bởi gừng có tính kích thích mạnh, có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho mẹ bầu và dễ dẫn dến sinh non. Phụ nữa đang cho con bú cũng nên hạn chế ăn gừng vì gừng có thể được bài tiết vào sữa mẹ và gây mất ngủ cho em bé.
Người bị bệnh về gan hãy loại gừng khỏi thực đơn
Người bị bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan không nên ăn gừng vì nó kích thích sự bài tiết của các tế bào gan, vì những tế bào này sẽ bị hoại tử khi đang trong trạng thái được kích thích.
Người bệnh trĩ, xuất huyết
Nếu bạn có tiền sử bị rối loạn chảy máu (trong đó có cả chảy máu cam, tử cung…) thì nên hạn chế ăn gừng ở bất kì dạng nào bởi nó sẽ làm tăng tình trạng chảy máu. Ngoài ra, bạn không được ăn gừng khi bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, huyết áp cao hay đã có tiền sử đột quỵ, nhồi máu và thiếu máu cục bộ.
Người thiếu cân
Đối với những người dư cân, gừng đặc biệt có ích vì giảm cảm giác muốn ăn và đốt cháy chất béo. Ngược lại, những người muốn tăng cân thì nên tránh gừng cũng như tất cả món có nguồn gốc từ gừng.
Người bị bệnh về máu
Gừng kích thích lưu thông máu. Đối với bệnh nhân bị rối loạn máu, đây không phải là một điều tốt. Việc tăng cường lưu thông máu có thể khiến cho tình trạng của họ tồi tệ hơn. Gừng thậm chí còn vô hiệu hóa tác dụng của các loại thuốc chữa bệnh về máu.
Người đang điều trị bằng thuốc
Nếu đang dùng thuốc trị cao huyết áp hoặc tiểu đường, bạn không nên ăn gừng bởi tác động đến phản ứng của thuốc lên cơ thể. Đặc biệt, sẽ rất nguy hiểm nếu kết hợp gừng với thuốc chống đông máu, thuốc chẹn beta và các loại thuốc tiểu đường.
Người bị bệnh dạ dày
Người bị bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày, loét tá tràng sẽ được các bác sĩ khuyên không nên ăn gừng, vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày. Từ đó, các niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét. Ngoài ra, khi đã được chẩn đoán có bất kì triệu chứng ung thư ở đường tiêu hóa thì chống chỉ định tuyệt đối không được ăn gừng vì nó sẽ kích thích khối u phát triển rất nhanh. Cũng giống như niêm mạc dạ dày, nếu ăn gừng với số lượng nhiều có thể gây ra những viêm, loét bao phủ hết thành ruột và đại tràng. Cũng giống như niêm mạc dạ dày, nếu ăn gừng với số lượng nhiều có thể gây ra những viêm, loét bao phủ hết thành ruột và đại tràng.
Người bị trúng nắng
Nước gừng tươi đường đỏ chỉ thích hợp với những người phong hàn cảm mạo, hoặc vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa, không được dùng cho những người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt, càng không được dùng cho những người bị trúng nắng. Uống nước ép gừng tươi có thể trị buồn nôn do bị lạnh gây ra, còn buồn nôn do những nguyên nhân khác không nên sử dụng.
TUỆ ANH (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua