Những người tuyệt đối không nên ăn gan lợn
Người mắc mỡ máu cao
Những người bị mỡ trong máu cao cần biết kiểm soát ăn uống một cách nghiêm khắc. Nên ăn những loại thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp như rau xanh, các sản phẩm được làm từ đậu, thịt nạc thăn…
Không nên ăn thức ăn chứa hàm lượng protein, chất béo cao, nhất là trong gan lợn vì rất khó tiêu hoá và sẽ làm lượng cholesterol đọng trên thành động mạch, nồng độ mỡ trong máu cao khiến bệnh nặng hơn.
Người mắc bệnh về gan
Nhiều người có quan niệm “ăn gì bổ nấy”... Đây là một quan niệm được rất nhiều người tán đồng và thực hiện theo, tuy nhiên theo các chuyên gia, những bệnh nhân mắc bệnh gan không nên ăn gan động vật.
Bởi trong gan cũng như các loại phủ tạng động vật khác như tim, bầu dục… đều có chứa nhiều đạm, cholesterol cao do đó không tốt cho những người mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá, người bị tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường và bệnh viêm gan.
Người bị bệnh gút
Bệnh gút là một bệnh của rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến làm tăng acid uric trong máu, hay còn gọi là bệnh do sự dư thừa đạm gây nên.
Vì vậy, người bị bệnh gút nên kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc purin như phủ tạng động vật, chẳng hạn như lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…
Người bị bệnh huyết áp
Cao huyết áp là một bệnh thuộc các tạng can, thận, tỳ, bị mất điều hoà mà gây ra bệnh. Ngoài ra còn yếu tố đàm thấp hay gặp ở những người bệnh tạng béo và cholesterol máu cao.
Khi bị cao huyết áp, ngoài thuốc ra, việc lựa chọn và duy trì một chế độ ăn thích hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Người bị huyết áp cao kỵ dùng phủ tạng động vật (như gan lợn, tim, bầu dục…) vì trong quá trình trao đổi, chất này sinh ra độc tố làm huyết áp bất ổn.
Trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai
Theo các chuyên gia, “gan là một nhà máy sản xuất và đồng thời là một nhà kho của cơ thể”, các chất bổ và các chất độc đều tích tụ ở đó.
Gan chứa nhiều chất đạm, nhiều vitamin A và sắt, rất tốt cho trẻ em và người mang thai bị thiếu máu và suy dinh dưỡng.
Tuy nhiên, hiện nay do vật nuôi đa phần được ăn nguồn thức ăn không đảm bảo, chất độc sẽ tích tụ nhiều trong gan nên việc bồi bổ sức khỏe bằng gan sẽ không tốt, chưa kể đến ăn phải gan động vật mắc bệnh.
Hơn nữa, trong gan chứa nhiều vitamin A sẽ không tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ nếu ăn quá nhiều vì dễ gây ngộ độc.
Cách loại bỏ độc tố trong gan
- Chọn gan có màu đỏ sẫm tươi, không có những nốt sần trên bề mặt, ấn tay vào miếng gan thấy có đàn hồi tốt, miếng gan dẻo là gan có chất lượng tốt.
Còn nếu trên bề mặt miếng gan có những nốt sần cục, màu vàng hoặc tím sẫm, có mùi hôi là gan nhiễm bệnh không nên mua.
- Khi chế biến, nên bóc bỏ lớp màng mỏng trên bề mặt gan để việc vệ sinh gan được triệt để.
Cắt gan thành từng lát mỏng, rửa sạch bằng nước lạnh, bóp hết máu đọng để loại bỏ chất độc, chỉ còn giữ lại các tế bào gan giàu chất dinh dưỡng.
- Không ăn khi gan chưa chín kỹ, đặc biệt lưu ý khi rán gan không để lửa quá to đề phòng cháy bên ngoài mà chưa chín bên trong vì sẽ không diệt được hết các vi khuẩn gây bệnh và các ký sinh trùng.
Theo Gia đình & xã hội/Nguồn: GĐVN
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua