Những nguyên nhân gây đau lưng từ thói quen xấu hàng ngày của bạn
Đau lưng là hiện tượng mà nhiều người gặp phải. Ngoại trừ việc đổ lỗi do tuổi tác thì bạn cũng có thể là người khiến cho tình trạng đau lưng kéo dài và khó chịu hơn.
1. Tư thế ngồi
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau mỏi lưng, đau xương khớp chính là tư thế ngồi. Hàng ngày, từ học sinh đến dân văn phòng đều phải ngồi nhiều tiếng đồng hồ. Thậm chí, có những người không vận động, đi lại mà ngồi suốt 3-4 tiếng. Khi đó, các cơ, khớp không được vận động sẽ sinh ra đau đớn.
Mặt khác, khi ngồi nhiều, bắp thịt ở vùng lưng bị căng ra, không được nghỉ ngơi, máu lưu thông kém. Có nhiều người còn cảm giác như cơ, xương, khớp bị kẹt cứng sau khi ngồi lâu.
Các tư thế ngồi sai là ngồi lệch cột sống, ngồi quá gập phía trước hay ngồi ngả ra sau quá lâu đều dẫn đến đau lưng. Để khắc phục điều này, bạn phải phát hiện tư thế ngồi sai và điều chỉnh ngay. Bạn phải tập tư thế ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, vai ngang không vẹo sang bên trái hay phải. Khi ngồi được 1-2 tiếng, phải ra ngoài đi lại khoảng 20 phút nhằm giúp xương, khớp được vận động, máu huyết lưu thông.
2. Đeo túi, balô nặng
Đeo túi hay balô là việc làm gần như mỗi ngày của hầu hết mọi người. Nhưng đây cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng đau lưng mà không phải ai cũng biết. Nếu đeo túi, balô vừa sức hay không quá nặng sẽ không đáng lo ngại. Nhưng nếu đeo balô hay túi quá nặng lại có thể gây áp lực lên phần xương cột sống, xương bả vai và hệ xương bên dưới.
Chưa kể với chị em phụ nữ thường mang túi một bên sẽ càng làm cho xương ở khu vực đó bị gây áp lực dẫn đến đau vùng bả vai, gáy, cổ... Trường hợp nhẹ gây mỏi, đau nhưng nặng có thể làm lệch cột sống, vẹo tư thế đi.
Theo các nghiên cứu, trọng lượng của balô hay túi bạn mang chỉ nên chiếm khoảng 10% so với trọng lượng cơ thể để không gây đau lưng, cong vẹo cột sống.
3. Chế độ ăn uống thiếu cân bằng
Một trong những nguyên nhân gây đau lưng xuất phát từ việc cơ thể thiếu canxi hay loãng xương. Những người ít ra ngoài trời để hấp thụ vitamin D hay do tuổi tác gây lão hóa xương hay thời kỳ mãn kinh có thể đối mặt với tình trạng thiếu canxi.
Khi bị loãng xương do sự lão hoá cơ thể, ít hoạt động ngoài trời, thiếu vitamin D... nên canxi sẽ đi vào máu làm cho xương không có canxi để hấp thụ.
Mặt khác, chế độ ăn hàng ngày chủ yếu chỉ có chất xơ, đạm... thiếu các thực phẩm chứa canxi cũng dẫn đến thiếu hụt canxi. Các thực phẩm chứa nhiều canxi như tôm, đậu phụ, trứng... cần được bổ sung hàng ngày.
Với những người trên 40 tuổi, khi có dấu hiệu đau lưng, mỏi ở phần hông phải thăm khám để được tư vấn bổ sung canxi nhằm tránh loãng xương nặng hơn.
4. Béo phì
Béo phì không còn là chuyện hiếm trong xã hội ngày này. Khi béo phì, có nghĩa trọng lượng cơ thể tăng lên, chất béo tích tụ không tiêu nhiều hơn. Khi chất béo tích tụ nhiều sẽ gây áp lực lên cột sống. Phần cột sống bị chèn ép quá nặng sẽ sinh ra nhức mỏi.
Bên cạnh đó, với những người béo phì sẽ có chế độ ăn bất hợp lý như ăn nhiều chất béo, dầu, mỡ... Cho nên phải xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, trong đó kết hợp đa dạng thức ăn đặc biệt ưu tiên các món chứa nhiều canxi để phòng loãng xương.
Theo Emdep
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua