Dòng sự kiện:

Những nguyên nhân không ngờ khiến nam giới hiếm muộn

22:38 24/12/2015
Mắc bệnh quai bị, bệnh tinh hoàn, bất thường ở mào tinh, tiểu đường… là những nguyên nhân khiến cho ngày càng nhiều nam giới mắc hiếm muộn.

 

 

 

 [mecloud]HgX9YF2jbY[/mecloud]
Bệnh quai bị: Sau tuổi dậy thì, bệnh có thể gây hại cho các tế bào sản xuất tinh trùng trong tinh hoàn. Trong hầu hết trường hợp, chỉ một bên tinh hoàn của bệnh nhân bị ảnh hưởng. Một số người bệnh ảnh hưởng cả hai tinh hoàn khiến việc sinh tinh không còn nữa.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Đây là tình trạng tĩnh mạch xung quanh tinh hoàn bị giãn do máu không lưu thông bình thường. Thay vì máu đến có thể thoát ra thì ùn ứ lại khiến tĩnh mạch bị giãn. Tình trạng máu ứ cũng làm tăng nhiệt độ ở tinh hoàn, từ đó biến đổi bất thường nồng độ testosteron (nội tiết nam) gây cản trở việc sản sinh tinh trùng.

Tinh hoàn ẩn: Khi bé trai phát triển trong tử cung người mẹ, tinh hoàn được hình thành ở ổ bụng và di chuyển xuống bìu một thời gian ngắn trước khi sinh. Nếu việc di chuyển này không xảy ra, bé trai sẽ có tinh hoàn ẩn. Thông thường, tinh hoàn sẽ di chuyển xuống bìu vào tháng thứ 6 của thai kỳ. Nếu không điều trị, bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

Ung thư tinh hoàn: Do khối u ác tính phát triển trong tinh hoàn, phá hủy các mô tinh hoàn gây ảnh hưởng đến việc sinh tinh. Nếu không phát hiện sớm, không chỉ gây vô sinh mà ung thư tinh hoàn còn có thể di căn đến các bộ phận khác gây nguy hiểm tính mạng.

Phẫu thuật hoặc chấn thương: Chấn thương tinh hoàn nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng dẫn đến vô sinh. Chấn thương do chơi thể thao hoặc tai nạn có thể làm máu không lưu thông đến tinh hoàn. Ngoài ra, phẫu thuật chữa trị tinh hoàn ẩn, thoát vị cũng có thể ảnh hưởng đến việc sinh tinh.

Bất thường mào tinh: Ở một số nam giới, tinh dịch xuất vào âm đạo người phụ nữ trong khi giao hợp chứ không phải tinh trùng. Điều này có thể do tắc nghẽn hoặc dị tật mào tinh, ngăn cản tinh trùng kết hợp với dịch lỏng tạo thành tinh dịch. Cần thăm khám và điều trị sớm.

Nhiệt độ cao: Không phổ biến và thường chỉ mang tính tạm thời bởi không ai có thể ngâm mình trong nước nóng cả đời, đây cũng là yếu tố bất lợi cho việc sản xuất tinh trùng. Ngâm mình trong nước nóng quá lâu có thể làm tăng nhiệt độ tinh hoàn và làm suy yếu tạm thời khả năng sản xuất tinh trùng.

Mắc bệnh tiểu đường: Tiểu đường được chứng minh ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.

Giảm khả năng cung cấp tinh trùng: Có những vấn đề trong quan hệ tình dục, ví dụ như rối loạn chức năng cương cứng, xuất tinh quá sớm.

Xơ hóa nang: Nam giới bị bệnh này thường không có ống dẫn tinh, hay ống dẫn tinh bị tắc.

Không thể xuất tinh: Do có bệnh ở ống tủy hoặc chấn thương cột sống.

Lỗ niệu đạo lạc chỗ: Lỗ niệu đạo nằm ở mặt dưới của dương vật. Đây là một dị tật bẩm sinh, nếu không được phẫu thuật, bệnh nhân sẽ có nhiều nguy cơ ít tinh trùng.

Bệnh tự miễn dịch: Các kháng thể của hệ miễn dịch tấn công những tế bào bình thường của cơ thể; những kháng thể này làm yếu hay vô hiệu hóa tinh trùng.

Không có tinh trùng: Do tinh hoàn không sản xuất ra tinh trùng.

Tình trùng ít: Có dưới 10 triệu con trong 1 ml tinh dịch (để có con, tối thiểu trong 1 ml tinh dịch phải có 20 triệu tinh trùng).

Giãn tĩnh mạch: Những tĩnh mạch đưa máu thoát khỏi tinh hoàn bị giãn và xoắn, ảnh hưởng đến việc làm mát cho tinh hoàn, do đó làm tăng nhiệt độ ở bộ phận này.

Thiếu hụt testosteron do suy tuyến sinh dục: Nguyên nhân gây ra tình trạng này là có bệnh ở tinh hoàn hoặc bất thường ở vùng dưới đồi tuyến yên (tuyến tạo ra hoóc môn chi phối tinh hoàn).

Hội chứng Klinfetler: Thừa một nhiễm sắc thể X (XXY), gây phát triển bất thường ở tinh hoàn. Hậu quả là giảm sản xuất tinh trùng và lượng testosteron.

Nhiễm khuẩn: Viêm tuyến tiền liệt, tinh hoàn, túi tinh (tuyến tạo ra tinh dịch), niệu đạo. Các bệnh này làm thay đổi sự chuyển động của tinh trùng. Ngay cả khi đã được điều trị hiệu quả bằng kháng sinh, chứng nhiễm khuẩn tinh hoàn vẫn có thể gây sẹo và tắc nghẽn ống dẫn tinh.

Stress: Tình trạng này ảnh hưởng đến một số hoóc môn cần thiết cho việc sản xuất tinh trùng. Số lượng tinh trùng có thể giảm đi nếu tình trạng stress quá nặng hay kéo dài.

Suy dinh dưỡng: Thiếu một số chất như vitamin C, selen, kẽm và folat.

Béo phì: Nhiều khảo sát cho thấy, nam giới béo phì hay bị vô sinh.

Ung thư đang được điều trị: Một số liệu pháp điều trị ung thư (tia xạ, hóa liệu pháp) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất tinh trùng.

Nghiện rượu, ma túy, thuốc lá: Các chất này làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video hot: [mecloud]HgX9YF2jbY[/mecloud]