Dòng sự kiện:

Những sai lầm khi cho trẻ ăn tôm mẹ tuyệt đối cần tránh

02:00 18/12/2015
Tôm là món ăn quen thuộc bổ dưỡng của rất nhiều gia đình và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu các mẹ cho trẻ ăn tôm sai cách có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí gây tử vong.
[mecloud]tDkiXoDAsM[/mecloud]
Dưới đây là những điều cần biết và cần tránh khi mẹ cho trẻ ăn tôm để đảm bảo sức khỏe cho bé yêu nhà mình:

1. Không cho trẻ ăn tôm khi bị ho

Các mẹ cho trẻ ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi. Trong khi hệ miễn dịch các bé còn khá yếu và nhạy cảm.

Trường hợp nếu trẻ bị ho do dị ứng, mẹ nên kiêng tôm cho bé đến khi tình trạng ho chấm dứt, vì đôi khi hiện tượng ho có thể do hậu quả của dị ứng thực phẩm.

2. Không ăn cùng rau, củ, quả giàu vitamin C

Tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giàu vitamin C, hoặc không ăn các loại quả giàu vitamin C ngay sau khi ăn tôm, vì vitamin C có thể kết hợp với độc tố có sẵn trong vỏ tôm gây ngộ độc nghiêm trọng.

Cụ thể, một trường hợp ở Đài Loan chết đột ngột do ăn tôm cả vỏ và uống vitamin C cùng lúc. Tuy nhiên đây là trường hợp hy hữu. Tốt nhất nếu ăn tôm, bạn nên tránh cho bé ăn những thực phẩm giàu vitamin C khoảng sau 4 giờ.

3. Trẻ bị dị ứng không ăn tôm

Có một số ít người, nhất là trẻ em có thể trạng dị ứng với tôm (không riêng đối với tôm, nhiều thức ăn khác như trứng, cá, sữa bò, sôcôla... cũng dễ gây dị ứng). Triệu chứng thường gặp nhất của dị ứng thức ăn là nổi mày đay: trên da bệnh nhân xuất hiện những vùng đỏ, nổi cục, rất ngứa. Khi nổi mày đay cũng có trẻ bị sốt nhẹ.

Cách xử lý là phải ngừng ngay loại thức ăn gây dị ứng và sau đấy tránh cho trẻ ăn chúng. Có thể dùng một số thuốc chống dị ứng thông thường, như thuốc kháng histamin (AH3, xirô phenergan...).

4. Vỏ tôm không giàu canxi

Vỏ tôm không giàu canxi như chúng ta nghĩ.

Rất nhiều cố gắng ăn phần vỏ tôm cứng vì nghĩ rằng chứa nhiều canxi. Tuy nhiên, thực tế thì phần thịt, càng và chân của tôm mới là bộ phận chứa nhiều canxi nhất. Vỏ tôm cứng, ăn vào cũng không tiêu hóa được mà sẽ được đào thải ra ngoài. Vì vậy mẹ nhớ tránh cho trẻ ăn vỏ tâm vì có thể dễ gây hóc cho trẻ.

Ngoài ra, các mẹ không nên cho trẻ ăn tôm khi còn tái, chưa nấu chín kỹ vì rất dễ mắc bệnh giun sán.

[mecloud]KSf5NhjtPh[/mecloud]

5. Ăn mắt tôm không bổ mắt

Nhiều người cho rằng mắt tôm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng rất tốt cho mắt. Ngoài ra nhiều người còn ví 2 mắt tôm có tác dụng như 2 viên viagra cho đàn ông.

Nhưng trên thực tế thì quan niệm này vẫn chưa được một nghiên cứu hay tổ chức y tế, dinh dưỡng nào chứng nhận. Không những thế, theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu trẻ bị đau mắt đỏ, ăn tôm vào sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn.

Rất nhiều cố gắng ăn phần vỏ tôm cứng vì nghĩ rằng chứa nhiều canxi. Tuy nhiên, thực tế thì phần thịt, càng và chân của tôm mới là bộ phận chứa nhiều canxi nhất.

Cách cho bé ăn tôm an toàn

- Tôm cũng là một trong những loại thực phẩm gây dị ứng cao. Mẹ chỉ nên cho con ăn thử ít một để xem phản ứng trước khi đưa tôm vào thực đơn hàng ngày của con.

Những bé từng bị dị ứng với hải sản cần tuyệt đối kiêng tôm, thậm chí nên rửa sạch cả bát đũa nếu những đồ vật này dùng để đựng hải sản trước đó.

- Khi cho bé ăn tôm, mẹ nên bóc bỏ toàn bộ vỏ. Nếu muốn con được bổ sung canxi từ tôm thì lấy phần chân, càng, đầu tôm, xay nhuyễn, lọc lấy nước nấu cho bé cùng phần thịt tôm là đủ. Vỏ tôm không có nhiều canxi nhưng lại chứa một lượng độc tố đáng kể.

- Sau khi cho bé ăn tôm hoặc ăn hải sản, sau khoảng 4 giờ bạn mới nên cho trẻ ăn những trái cây giàu acid tannic.

Cách chọn mua tôm đảm bảo sức khỏe cho bé

- Khi chọn mua tôm cho bé, bạn nên mua loại tôm đồng, đó là loại tôm tự nhiên. Tôm nuôi thường có dư lượng kháng sinh cao, không tốt cho bé.

Ngoài ra, với loại tôm đồng, bạn có thể chế biến cho bé ăn cả vỏ bằng cách rửa sạch, bỏ đầu và đuôi, bỏ phần phân ở đầu tôm sau đó đem luộc hoặc hấp, để nguội, xay nhuyễn rồi nấu bột hoặc cháo cho bé ăn. Đó là nguồn cung cấp canxi dồi dào cho bé. Mẹ cũng không sợ bé bị hóc bởi khi nấu lên vỏ tôm đã xay rất mịn không thể phân biệt được đâu là vỏ tôm và đâu là thịt tôm.

- Khi chọn tôm, bạn cũng lưu ý nên chọn tôm còn sống, bơi lội, tuyệt đối không mua tôm đã có mùi khó chịu, mềm nhũn, đầu bị tách khỏi thân, bị nhớt, đó là loại tôm đã hỏng, cho trẻ ăn dễ bị ngộ độc.

- Nếu không mua được tôm đồng, bạn có thể mua tôm sú, tôm càng xanh nhưng khi chế biến nên lưu ý bóc vỏ, chỉ lấy thịt sơ chế thành nhiều món cho bé ăn.

Minh Châu (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Clip đang xem nhiều nhất:

[mecloud]MdvcuUMmI6[/mecloud]