Những sai lầm khi rửa mặt khiến bạn chẳng bao giờ có làn da đẹp
Đối với làn da thường, rửa mặt 2 lần/ ngày sáng và tối là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, hầu hết làn da của chúng ta lại khá đa dạng và đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt hơn thế.
Ví dụ, đối với một làn da khô thì việc rửa mặt buổi sáng bằng sữa rửa mặt không thực sự cần thiết vì sau một đêm ngủ dậy, da không chứa nhiều tạp chất hay bụi bẩn vì vậy cũng không cần đến các chất tẩy rửa để làm sạch sâu.
Còn đối với làn da dầu thì lại khác. Không chỉ rửa mặt bằng sữa rửa hai lần sáng và tối, những người sở hữu loại da này nên rửa mặt xen kẽ bằng nước mát thêm 1-2 lần trong ngày hoặc bất kể khi nào thấy cần thiết để loại bỏ dầu thừa và ngăn chặn bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
Chỉ dùng sữa rửa mặt
Bên cạnh sữa rửa mặt, thì sau khi trang điểm, bạn gái cũng cần sử dụng sữa tẩy trang. Bởi lẽ, sữa rửa mặt chỉ có tác dụng làm sạch bã nhờn, mồ hôi và bụi bẩn trên da mặt mà không làm sạch được hoàn toàn lớp trang điểm cũng như bụi bẩn khác ẩn sâu trong da. Nếu vẫn chủ quan với điều này, da của bạn rất dễ bị viêm nhiễm, nổi mụn và mất đi vẻ sáng tự nhiên nhanh chóng.
Chọn sữa rửa mặt không phù hợp
Nếu sữa rửa không đủ khả năng làm sạch, bạn sẽ phải rửa đi rửa lại nhiều lần hoặc chà mạnh để làm sạch triệt để, còn những sản phẩm chứa nhiều chất tẩy sẽ khiến da bạn đỏ do bị kích thích, làm bít lỗ chân lông và khô da.
Dùng nước ấm rửa mặt
Thời tiết giá lạnh khiến rất nhiều bạn nữ nghĩ rằng nên dùng nước ấm rửa mặt để da không bị lạnh và tránh nứt nẻ. Tuy nhiên, một thực tế là sau khi rửa mặt bằng nước ấm, da của bạn rất dễ căng lên một cách khó chịu do nước ấm đã làm mất đi lớp màng bảo vệ da mặt.
Tẩy tế bào chết quá nhiều
Việc tẩy giúp lấy đi những tế bào da chết, nhưng cần phải thực hiện có điều độ. Chỉ nên tẩy tối đa 2-3 lần mỗi tuần. Khi tẩy rửa, nên dùng tay thoa nhẹ thay vì sử dụng khăn để tránh làm da bạn bị xước hoặc tổn thương.
Luôn để khăn mặt ẩm ướt
Việc để khăn mặt ẩm ướt trong thời gian dài (Chẳng hạn từ sáng tới tối) sẽ khiến vi khuẩn có điều kiện sinh sôi nảy nở. Nếu dùng khăn đang bị ướt, vi khuẩn có khả năng xâm nhập vào da, khiến da bị tổn thương và xấu đi rất nhanh. Do vậy, sau khi sử dụng, khăn cần được giặt sạch và phơi khô.
Sử dụng chậu rửa mặt
Dùng chậu rửa mặt cũng là một thói quen bạn cần thay đổi. Nguyên nhân là do trong quá trình rửa mặt, nước trong chậu sẽ đục và bẩn dần tạo thành các vết bám mà có thể bằng mắt thường bạn không thể nhìn ra chúng. Do đó, thay vì sử dụng chậu, hãy lấy nước từ vòi để rửa mặt và dùng khăn bông mềm thấm nước trên da.
Dùng xà bông
Làn da tự nhiên luôn có một lớp màng bảo vệ. Lớp màng này có tính axit, giúp bảo vệ da tránh khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn. Nếu sử dụng xà bông có tính kiềm để rửa mặt thì chức năng của lớp màng bảo vệ này sẽ suy yếu. Ngoài ra, một lưu ý nữa là xà bông cũng kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, khiến da bạn dễ bị dầu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và nổi mụn.
Không dùng sữa dưỡng ẩm
Một thói quen phổ biến của các bạn nữ là sau khi rửa mặt xong thường để da khô tự nhiên. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến da dễ bị lạnh, mạch máu co lại dẫn đến hiện tượng da khô, nứt nẻ và xuất hiện nếp nhăn. Để cải thiện tình trạng này, hãy luôn dùng toner và thoa kem dưỡng ẩm cho da nhé.
Cách rửa mặt chuẩn nhất: Bước 1: Tẩy trang Bước 2: Rửa mặt bằng sữa rửa mặt: Dùng nước ấm và loại sữa thích hợp để rửa mặt. Vùng tay massage nhẹ nhàng theo vòng tròn rồi rửa sạch lại với nước. Bước 3: Sau khi rửa mặt xong, hãy dùng khăn mặt để thấm khô, nhưng đừng dùng động tác chà qua lại, mà hãy vỗ (dặm) nhẹ nhàng trên da. Bước 4: Thoa một lớp nước hoa hồng. Khoảng 1-2 phút sau thoa lớp kem dưỡng. |
Chi Chi (tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua