Dòng sự kiện:

Những thay đổi ở ngực khi mẹ mang bầu

21:00 08/11/2015
Mang thai là khoảng thời gian phụ nữ trải qua rất nhiều thay đổi, không chỉ về cảm xúc mà ngay cả những bộ phận trên cơ thể. Trong đó rõ nét nhất là ngực.

 

 

 

[mecloud]HSm6c15Uvh[/mecloud]

Đau nhức

Đau nhức là triệu chứng phố biến nhất khi mang thai, ngay cả khi mẹ chưa biết em bé có mặt trong bụng mình. Gần 90% chị em trải qua triệu chứng này và giảm dần về mức độ sau 3 tháng đầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự tăng lên của các kích thích tố estrogen và progesterone. Mặc dù sẽ rất khó chịu nhưng không có cách nào để giảm bớt đau nhức ở ngực khi mới mang bầu cả.

Đầu vú thay đổi

Bạn có thể thấy rõ các tĩnh mạch ở vùng da của ngực, đồng thời nhận thấy đầu vú của bạn có thể trở nên lớn hơn và sậm màu hơn khi bạn mang thai. Sau một vài tháng đầu, quầng vú – phần sắc tố bao quanh đầu vú của bạn – cũng sẽ lớn hơn và sậm màu hơn. Bạn cũng có thể nhận thấy xuất hiện những nốt sần nhỏ hoặc các khu vực trắng như mụn trên núm. Điều này cũng là bình thường. Chúng là một dạng tuyến sản sinh dầu còn được gọi là các hạt Montgomery. Những thay đổi này nhằm chuẩn bị cho việc nuôi con của cơ thể người mẹ.

Cảm giác nặng hơn

Vào khoảng tuần thứ 6 thai kỳ, ngực mẹ bắt đầu phát triển mạnh và sẽ tăng lên về kích thước khiến nhiều người có cảm giác nặng nề hơn. Tuy nhiên, với một số chị em, đây sẽ là thời điểm quyến rũ nhất khi “vòng một” căng tròn và sexy hơn.

Xuất hiện những đường tĩnh mạch dưới da

Hầu hết phụ nữ đều phàn nàn về hiện tượng xuất hiện những đường tĩnh mạch dưới da ngực. Nguyên nhân là do lượng máu đến ngực khi mang thai tăng lên đáng kể, tĩnh mạch bị phình ra nên sẽ hiển thị dưới da rõ ràng hơn.

“Nhũ hoa” sẫm màu

Những tuần đầu mang thai, nếu quan sát, chị em sẽ thấy “nhũ hoa” sẽ bị thâm, sẫm màu và to hơn bình thường. Ngoài ra, bộ phận này cũng thường bóng nhờn hơn do sự tăng lên của các kích thích tố.

Ngứa ran

Khi ngực tăng kích cỡ sẽ khiến da bị giãn, thậm chí bị rạn da và gây cảm giác ngứa ngáy. Đây là hiện tượng phổ biến trong thai kỳ.

Xuất hiện cục u


Đây cũng là một trong những hiện tượng phổ biến khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ yên tâm vì đây thường là những cục u nang, mô sợi và galactoceles, u sữa hoàn toàn lành tính.

Rò rỉ sữa non

Sữa non có thể xuất hiện từ tuần 16 thai kỳ nhưng phổ biến là ở những tháng cuối. Ro rỉ sữa non là hiện tượng an toàn chứ không thể gây sảy thai, sinh non như nhiều mẹ bầu vẫn nghĩ.

Cứng sữa

Một hiện tượng không phổ biến nhưng có những mẹ đã trải qua vào tháng cuối thai kỳ đó là căng tức sữa. Dù em bé chưa chào đời nhưng có thể do lượng sữa non trong bầu ngực đã khá nhiều khiến chị em có cảm giác căng tức, đau đớn. Mẹ nên massage nhẹ nhàng với nước ấm để có cảm giác dễ chịu hơn.

Cách giảm đau ngực

Lời khuyên tốt nhất là bạn nên chọn những chiếc áo ngực có chức năng nâng đỡ nhưng vẫn tạo sự thoải mái.

Nên tránh những chiếc áo bó khít, gây chà xát vào bầu ngực của bạn. Cũng nên chọn loại áo ngực hơi rộng một chút để bầu ngực có chỗ trống mà phát triển.

Loại áo ngực bằng cotton thường thoải mái và dễ thở hơn loại bằng sợi tổng hợp; đồng thời, bạn nên chọn loại áo ngực dành riêng cho thai phụ.

Buổi tối, khi đi ngủ, bạn có thể chọn sử dụng những chiếc áo ngực ban đêm hoặc không cần mặc áo ngực.

Ngoài ra, bạn nên dùng áo ngực có khả năng nâng đỡ vừa vặn khi luyện tập, vì lúc này, bầu ngực có cảm giác nặng nề hơn. Loại áo ngực được thiết kế đặc biệt khi luyện tập sẽ giúp bạn giảm thiếu những khó chịu do đau ngực.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]pmgZvERvSj[/mecloud]