Những 'thủ phạm' không ngờ gây bốc hỏa ở phụ nữ
Thuốc chữa bệnh: Theo các chuyên gia ở Bệnh viện Cleveland (Mỹ), một số loại thuốc như thuốc giảm đau gốc thuốc phiện opioid, thuốc chống trầm cảm và thuốc trị loãng xương, có tác dụng phụ tạo ra những cơn bốc hỏa ở phụ nữ. Nếu sử dụng những thuốc này mà bị bốc hỏa, chị em nên thông báo ngay cho bác sĩ, để được tư vấn đổi thuốc khác ít tác dụng phụ hơn.
Theo các chuyên gia ở Mỹ, một số loại thuốc giảm đau có tác dụng phụ tạo ra những cơn bốc hỏa ở phụ nữ trung niên. Ảnh minh họa internet
Thừa cân: Một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây bốc hoả là tình trạng thừa trọng lượng. Thừa cân làm cho quá trình chuyển hóa hay trao đổi chất của cơ thể bị rối loạn. Trọng lượng càng tăng, lại ít vận động thì tình trạng bốc hỏa càng cao. Để duy trì trọng lượng hợp lý, chị em nên ăn uống khoa học và năng luyện tập.
Theo nhiều nghiên cứu, những ai duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, năng vận động, luyện tập thể thao khoảng 200 phút/tuần thì nguy cơ xuất hiện các cơn bốc hỏa thấp hơn 50% so với nhóm thừa cân nhưng ăn uống thiếu khoa học và duy trì cuộc sống tĩnh tại.
Trọng lượng càng tăng, lại ít vận động thì tình trạng bốc hỏa càng cao. Ảnh minh học internet
Thực phẩm: Phần lớn phụ nữ từng trải qua những cơn bốc hỏa khi ăn các loại thực phẩm chứa nhiều gia vị, nhất là chua, cay, nóng... Do đó, chị em nên hạn chế các món cay nóng, gây dị ứng như đồ uống chứa cồn, caffeine hoặc các phụ gia như sulfite ra khỏi chế độ ăn uống hằng ngày.
Bồn chồn, lo lắng: Tình trạng nhịp tim nhanh kèm theo cảm giác bồn chồn, hồi hộp hay lo lắng là những triệu chứng dẫn đến những cơn bốc hỏa khó chịu. Để hạn chế các cơn bốc hỏa do bồn chồn, lo lắng nên hít thở sâu, đây là bài tập đơn giản giúp trấn tĩnh tinh thần. Ngoài ra, có thể tập thể dục, ngồi thiền hay tập yoga...
Khi đã áp dụng mọi cách, bốc hỏa vẫn còn thì nên gặp bác sĩ hoặc chuyên gia về thần kinh để tư vấn và điều trị sớm.
Tình trạng nhịp tim nhanh kèm theo cảm giác bồn chồn, hồi hộp hay lo lắng là những triệu chứng dẫn đến những cơn bốc hỏa khó chịu. Ảnh minh họa internet
Do bệnh tật: Những người mắc các loại bệnh liên quan đến hormone hoặc hệ nội tiết thì nguy cơ bị bốc hỏa rất cao. Ví dụ, mắc bệnh về tuyến giáp như cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức) có thể phát sinh cảm giác nóng bừng cơ thể.
Nếu bốc hỏa do cường giáp thì người bệnh còn có các triệu chứng khác như tim đập nhanh, hồi hộp, sút cân không rõ lý do, tiểu tiện liên tục, kiệt sức ở một số thời điểm nhất định trong ngày. Chị em nên đi khám, tư vấn bác sĩ sớm để được can thiệp kịp thời.
Phòng ngủ ngột ngạt: Thông thường vào ban đêm, nhiệt độ cơ thể hay thay đổi một cách tự nhiên nên phụ nữ có thể bị nóng và đổ mồ hôi. Nếu nhiệt độ phòng ngủ không được duy trì thích hợp, quá nóng và ngột ngạt thì các triệu chứng này càng tăng.
Vì thế, nếu thấy bốc hỏa vào giữa đêm nên xem lại nhiệt độ phòng, trang phục khi ngủ, độ dày của chăn. Giải pháp đơn giản nhất là điều chỉnh nhiệt độ phòng bằng cách dùng quạt hoặc điều hòa, mặc quần áo thoáng mát và đắp chăn mỏng để dễ ngủ và hạn chế những cơn bốc hoả, đổ mồ hôi ban đêm.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Phụ nữ sinh con lý tưởng nhất ở tuổi này!
- Vì sao phụ nữ thèm những món ăn 'kỳ quái' trong lúc mang thai?
- 99% phụ nữ Việt gặp lão hóa da sớm do chăm sóc sai cách
- Phụ nữ mạnh mẽ tuyệt đối không làm điều này vì đàn ông
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua