Nồi cơm điện giá rẻ: Người dùng dễ mua phải hàng 'luộc' lại, nhái giả
Nồi cơm điện là một trong những sản phẩm không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, hiện nay nồi cơm điện bị làm giả, làm nhái khá nhiều, dẫn đến chất lượng sản phẩm không được như người tiêu dùng mong đợi. Thậm chí, những chiếc nồi cơm điện làm giả, làm nhái còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe trong quá trình sử dụng.
Tại cửa hàng bán nồi cơm điện của anh Nguyễn Thanh Phong trên đường Nguyễn Trãi (Quận Thanh Xuân – Hà Nội), mặt hàng nồi cơm điện rất đa dạng với vô vàn chủng loại, từ hàng nhập khẩu, hàng sản xuất cao cấp trong nước đến hàng bình dân.
Theo đó, mức giá nồi cơm điện tại cửa hàng của anh Phong phổ biến từ 400.000 – 600.000 đồng/ chiếc. Nồi cơm điện cao cấp thì đắt hơn một chút, có giá từ 800.000 đồng đến vài triệu đồng tùy xuất xứ, công suất và thương hiệu. Bên cạnh đó, cửa hàng của anh Phong còn bán những chiếc nồi cơm điện lớn dành cho đại gia đình hoặc cho các nhà hàng, quán ăn.
Theo anh Phong, bên cạnh việc hàng sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn chất lượng, thì một vấn đề lớn là các sản phẩm trong nước rất dễ dàng bị làm nhái, làm giả. Bên cạnh đó, nhà phân phối, bán hàng còn tráo sản phẩm, dẫn đến việc người tiêu dùng bị đưa vào "ma trận" nồi cơm điện.
"Ví dụ, một méo tráo phụ kiện đơn giản là chiếc ruột nồi cơm điện của một thương hiệu sản xuất trong nước sẽ bị thay thế bằng chiếc ruột của một chiếc nồi cơm điện sản xuất từ Trung Quốc chẳng hạn. Nguy hiểm hơn nữa là chiếc nồi cơm điện trong nước còn được làm giả y như thật, không khác một chi tiết nào. Nếu người dùng không tinh ý sẽ mua phải chiếc nồi dởm”, anh Phong nói.
Anh Phong cũng khuyến cáo mọi người không nên tham mua hàng giá rẻ. Bởi vì, hàng thanh lý, hàng giá rẻ thường là hàng tráo, hàng kém chất lượng hoặc hàng được làm giả.
Ông Nguyễn Huy Dũng, đại diện một công ty sản xuất nồi cơm điện trong nước cho biết, nếu trên thị trường xuất hiện những chiếc nồi cơm điện giá rẻ chỉ 200.000 đồng thì đó nhiều khả năng là nồi nhái, nồi bị làm giả.
“Bởi vì, giá bán ngay tại công ty cho các đơn vị phân phối cũng không có giá ấy. Mà các đơn vị phân phối, nếu không bán được hàng có thể nhập lại công ty, còn không ai người ta chịu lỗ mà bán giá rẻ?”, ông Dũng nói.
Theo ông Dũng, riêng về nồi cơm điện thì có 2 loại nồi cơm điện, đó là nồi cơm điện cơ và nồi cơm điện tử. Nồi cơm điện cơ dễ sử dụng giá cả phải chăng, thời gian nấu nhanh chóng, tuy nhiên chỉ có chức năng nấu và hâm nóng. Nồi cơm điện tử có nhiều chế độ nấu ăn được cài đặt sẵn, giữ nhiệt và giữ chất dinh dưỡng tốt, nấu thức ăn ngon miệng nhưng giá thành cao, thời gian nấu chín lâu và sử dụng khá phức tạp.
Giá của hai loại nồi cơm điện này thấp nhất cũng khoảng 400.000 đồng. Và cách nhận biết hàng chính hãng rất đơn giản, người tiêu dùng chỉ cần căn cứ vào tem CR được dán trên thân sản phẩm, trong quá trình mua hàng, cần kiểm tra đầy đủ phụ kiện kèm theo giấy hướng dẫn sử dụng.
Hiện nay, theo khảo sát của Phóng viên Chất lượng Việt Nam, nhiều sản phẩm nồi cơm điện bán trên thị trường bán không có dấu CR dán trên thân sản phẩm. Vậy điều này có trái với quy định?
Trả lời vấn đề trên, ông Nguyễn Quốc Thủy, Vụ phó Vụ đánh giá Hợp chuẩn Hợp quy (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) cho biết, theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, việc thiết bị điện, điện tử khi lưu thông phải có dấu hợp chuẩn đúng với quy định hiện hành.
Theo đó, tại QCVN 4:2009/BKHCN đã quy định “Các thiết bị điện và điện tử khi lưu thông trên thị trường phải có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; phải được chứng nhận hợp quy, mang dấu hợp quy (dấu CR) theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này và chịu sự kiểm tra trên thị trường của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa (điều 3.1)”, ông Thủy nói.
Do đó, các thiết bị điện, điện tử thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, khi lưu thông bắt buộc phải được gắn dấu hợp quy (CR).
Nếu các sản phẩm vi phạm những quy đinh trên sẽ bị xử phạt hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định 80/2013/NĐ-CP (Điều 19).
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Không phải hàng giả nhưng xoài mút 'tí hon' có xuất xứ Trung Quốc
- Thực hư về sữa Meiji nhập khẩu ở Việt Nam nguy cơ là hàng giả?
- Nhận định thời tiết tháng giáp Tết Nguyên đán
- Con không hợp sữa công thức và 5 dấu hiệu khiến 97% mẹ luôn trăn trở
- Chớm hè dùng điều hòa chút xíu, tiền điện đã tăng gấp đôi gấp 3: Chắc chắn phạm 1 trong 4 sai lầm này
- Những lý do bất ngờ trẻ mắc cao huyết áp, cha mẹ đọc xong cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho con ngay
- Thực hư hiệu quả của miếng dán hạ sốt mà nhiều người vẫn “tin sái cổ”
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua