Nước mưa sẽ gây hại thế nào nếu sử dụng không đúng cách?
Trước đây nguồn nước sử dụng chính của mỗi gia đình là nước mưa và cho đến bây giờ nhiều gia đình vẫn đang sử dụng nước mưa sinh hoạt hằng ngày thay cho nước máy, nước giếng khoan,...
Nước mưa chứa ít các loại muối khoáng hòa tan, ít sắt, làm cho nước không có mùi tanh, nước mưa chứa ít các thành phần kim loại nặng nên rất có lợi cho sức khỏe con người. Tuy nhiên với bản chất rơi từ độ cao xuống nước mưa sẽ hòa tan và tiếp xúc với các tạp chất trong không khí làm cho nước chứa nhiều bụi, vi khuẩn, tạp chất hóa học vô cơ hữu cơ.
Lưu ý khi dùng nước mưa
Nước mưa được tạo thành từ việc ngưng tụ hơi nước bốc lên từ các ao hồ, sông, suối...Trong nước mưa có tính axit vì chứa khi cacbonic trong không khí. Nếu tích trữ lâu thì tính axit này sẽ không ảnh hưởng đến cơ thể người dùng. Tuy nhiên, muốn đảm bảo vệ sinh và an toàn cho gia đình, bạn cần thực hiện các lưu ý sau:
- Không lấy nước mưa khi mùa mưa bắt đầu, nên lấy khi mưa được khoảng 10 - 15 phút để tránh hứng nước có chứa bụi bẩn và các chất gây hại.
- Không hứng nước mưa ở các khu vực đang bị ô nhiễm, có chất độc hại, sẽ không đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn.
- Không đựng nước mưa trong các hũ, thùng không có nắp đậy làm bằng các chất liệu như tôn, kẽm, chì, sắt, nhôm...
- Tuyệt đối không hứng nước từ mái bờ lô xi măng, mái tôn, mái ngói vì nước sẽ có thêm các chất độc.
- Không dùng nước mưa để uống trực tiếp hay dùng cho trẻ nhỏ vì tính axit trong nước mưa sẽ làm ảnh hưởng đế hệ tiêu hóa của cả người lớn và trẻ nhỏ.
- Không nên để bình đựng ở nơi để rác, bụi bẩn hay các khu các công nghiệp.
- Nên đun sôi nước mưa trước khi dùng để đảm bảo an toàn.
- Nên thường xuyên đánh rửa các thiết bị đựng nước mưa để đảm bảo không bị nhiễm khuẩn cũng như các loại ký sinh trùng trong thùng đựng.
Nước mưa sẽ gây hại thế nào nếu sử dụng không đúng cách?
Trong trường hợp bạn đã dùng nước mưa bị nhiễm khuẩn, bảo quản không an toàn hoặc dùng tắm trực tiếp cho trẻ nhỏ, nước mưa sẽ có một số tác hại như sau:
- Tác động đến hệ hô hấp, đường tiêu hóa, đường ruột, có thể bị nhiễm giun sán.. nếu dùng nước mưa bị ngấm thuốc sâu, khói bụi công nghiệp.
- Khiến cho cơ thể bị thiếu khoáng chất, chất dinh dưỡng, gây ra hiện tượng giảm sức đè kháng, hệ thần kinh bị tổn thương vì bản chất nước mưa thiếu sắt, muối, canxi...
- Tính axit trong nước mưa sẽ làm cho da bị dị ứng, mẩn ngứa hay mắc các bệnh như nấm... trong mùa mưa nhiều.
- Gây ra cảm cúm, sốt cho người đang yếu mà gặp nước mưa trong thời gian quá lâu.
Theo Emdep.vn
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua