Ông bố Hà Nội chi 70 triệu đồng cải tạo sân thượng để trồng rau, nuôi gà
Từng thất bại với việc tự trồng rau sạch khi còn ở căn nhà cấp 4, ngay khi chuyển sang cơ ngơi mới rộng rãi hơn, anh Bùi Minh Tuấn, 36 tuổi, tại quận Nam Từ Liêm, đã lập tức bắt tay vào cải tạo sân thượng thành khu vườn lý tưởng.
Đầu năm 2015, ông bố đầu bếp rục rịch chuyển đất về làm vườn. Đây là khâu quan trọng và tốn nhiều thời gian nhất. Mỗi ngày, anh Tuấn vác một ít đất từ tầng trệt lên tầng 5. Cứ thế, sau 6 tháng, anh chuyển đủ khối lượng 4,5 tấn đất để phục vụ việc trồng trọt.
Anh Minh Tuấn chia sẻ, thời gian đầu, anh khá vất vả vì chưa có kinh nghiệm trồng rau. Cách sắp xếp các thùng xốp, chọn giống cây và trồng đều theo bản năng nên không tránh khỏi thất bại. Ông bố hai con dành nhiều thời gian 'lê la' trên các diễn đàn để học hỏi bí quyết làm vườn. Từ đó, anh lên kế hoạch cụ thể mùa nào trồng cây nào, lịch chăm sóc ra sao. Với thành công ban đầu là rổ rau tươi đủ cho hai bữa ăn, khối lượng nông sản thu được từ vườn anh Tuấn tăng lên mỗi ngày.
Vườn anh Tuấn trồng nhiều loại rau, củ, cây ăn trái. Ông bố đầu bếp khoe, thành tích 'khủng' nhất anh đạt được kể từ khi trở thành 'nông dân thành phố' tới nay là trồng được 70 cây cải bắp cùng kích cỡ, cuộn tròn như một vườn hoa rất đẹp. Trên cao, 80 cây su hào được trồng trong các chậu treo theo lối thẳng tắp vui mắt.
Vụ đông năm 2016, gia đình anh Tuấn bội thu xà lách, bí xanh, su su... Ban đầu, bà xã anh không hào hứng với việc làm vườn của chồng. Nhưng sau đó, chứng kiến thành quả là vườn rau xanh tốt, chị đã xắn tay cùng anh làm phong phú thêm khu vườn.
Gần hai năm nay, nông phẩm từ vườn rau sân thượng là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho bữa ăn của gia đình anh Tuấn. Vợ chồng anh không phải đi chợ mua rau hay hoa quả tráng miệng. Lượng rau quả thu hoạch được, nhà anh Tuấn ăn không hết. Ông bố đầu bếp mang biếu họ hàng và giữ lại một phần để sử dụng trong những ngày giáp vụ.
Anh Minh Tuấn cho biết, để đảm bảo nguồn rau sạch đủ dùng quanh năm, người trồng phải chú ý việc xen canh, luân canh. Nếu không kết hợp giữa cây ngắn ngày với cây dài ngày, giữa rau ăn lá và rau ăn củ... sẽ xảy ra hiện tượng lúc thừa rau ăn, lúc lại thiếu trầm trọng.
Ông bố 8X tâm sự, trồng rau trên sân thượng không khó, nhưng đòi hỏi sự kiên trì, niềm đam mê. Môi trường trên cao nhiều nắng, gió, mưa lớn khắc nghiệt, muốn cây tồn tại được, phải cung cấp nguồn đất tơi xốp, ngấm nước nhanh và thoát nước cũng nhanh. Ngoài ra cần bổ sung lượng dinh dưỡng dồi dào, tạo môi trường lý tưởng cho cây phát triển.
Anh Minh Tuấn áp dụng công thức trộn đất riêng đối với mỗi loại cây. Với rau ăn lá, anh sử dụng hỗn hợp:
- 40% đất thịt hoặc đất thịt pha cát
- 60% gồm phân gà, bò hoai mục, xỉ than ngâm nước đập dập, xơ dừa đã qua xử lý, tro bếp...
Sau mỗi tuần hoặc mỗi kỳ thu hoạch, anh Tuấn vun xới định kỳ và bổ sung phân cá, nước tiểu. Đối với cây ăn quả, ông bố hai con sử dụng công thức trộn đất tương tự rau ăn lá, có thêm phân hóa học NPK dạng viên.
Mỗi ngày, anh Tuấn dành khoảng 2 giờ trước và sau khi đi làm để chăm sóc khu vườn. Những hôm anh bận việc, bà xã hoặc các con sẽ thay phiên tưới nước và làm vườn giúp. Ông bố 8X chia sẻ, nhiều dịp ngẫu hứng, anh làm vườn thông đêm. Việc trồng cây vào ban đêm giúp cây không bị 'chột sáng'. Cây mới trồng có thời gian nghỉ ngơi nên phát triển rất nhanh.
Vườn rau của anh Tuấn thường xuyên bị nhiều loại sâu bệnh phá hoại, nhưng anh không dùng thuốc. 'Người nông dân thành phố' sử dụng các chế phẩm từ gừng, rượu và tỏi, ớt để trị sâu bệnh. Công thức thuốc trừ sâu tự chế của anh Tuấn gồm:
- 0,5 kg gừng, 0,5 kg ớt, 0,5 kg tỏi xay nhuyễn ngâm với 1,5 lít rượu trong 2 tuần.
- Chắt bỏ bã, lấy nước chứa vào chai dùng dần.
Mỗi lần phun dung dịch, anh Tuấn lấy khoảng một nửa chén nước cốt pha với 3 lít nước lã, thêm 2 giọt nước rửa bát để sử dụng cho cả khu vườn.
Mùa hè, anh Tuấn tưới cây hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và chiều tối. Ông bố 8X cho rằng, nên tưới cây trước 7h và khoảng 18h để cây không bị nấm bệnh.
Ngoài vườn rau xanh tốt, anh Tuấn còn dành một khoảng nhỏ trên sân thượng để nuôi gà. Hiện anh có 4 chuồng gà với khoảng 24 con gà cung cấp thịt và trứng sạch cho gia đình. Ông bố 8X cho biết, đây cũng là nguồn cung phân gà phục vụ việc bón cây. Để khắc phục mùi hôi từ phân gà, trước khi nhốt gà vào chuồng, anh Tuấn lót phía dưới tấm đệm lót sinh học. Tấm đệm này có nhiệm vụ xử lý phân gà một cách gọn gàng và vệ sinh. Phía trên mỗi chuồng gà, 'người nông dân thành phố' trồng một giàn cây leo như mướp, bí, bầu để tiết kiệm diện tích và che mưa nắng cho đàn gà.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Những khoản chi tiền dễ khiến nhiều người hối hận nhất
- Bộ quần áo “lớn lên” cùng bé giúp cha mẹ tiết kiệm khoản chi tiêu lớn
- Con không hợp sữa công thức và 5 dấu hiệu khiến 97% mẹ luôn trăn trở
- Chớm hè dùng điều hòa chút xíu, tiền điện đã tăng gấp đôi gấp 3: Chắc chắn phạm 1 trong 4 sai lầm này
- Những lý do bất ngờ trẻ mắc cao huyết áp, cha mẹ đọc xong cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho con ngay
- Thực hư hiệu quả của miếng dán hạ sốt mà nhiều người vẫn “tin sái cổ”
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua