Phân và nước tiểu của trẻ nói được điều gì về sức khỏe?
Phân của trẻ sơ sinh thường có màu xanh đậm (gọi là phân su). Điều này là minh chứng cho sức khỏe hoàn toàn tốt của bé. Trong một ngày, trẻ sơ sinh có thể đi tiểu và đi ị nhiều lần. Do đó, nếu tã trẻ ướt nhiều lần trong ngày, đây là dấu hiệu tốt và mẹ không cần lo lắng. Nhưng càng về sau, tuần suất đi tiểu và đi ị của trẻ sẽ ít đi và chỉ diễn ra từ 6 – 8 lần/ngày.
Hãy quan sát phân và nước tiểu của trẻ để xem tình hình phát triển và sức khỏe của bé nhé.
Kiểm tra nước tiểu về màu, lượng và dòng chảy
Tất cả những gì bạn phải làm là kiểm tra lượng nước tiểu, dòng chảy nước tiểu và màu nước tiểu.
Lượng nước tiểu nhiều không đáng lo bằng lượng nước tiểu ít, nếu lượng nước tiểu quá ít và tần suất trẻ đi tiểu ít thì đáng phải chú ý. Nước tiểu có màu hồng hoặc vàng nhạt cho biết trẻ hoàn toàn bình thường. Đó có thể là do phản ứng với những chất hóa học trong bỉm của trẻ. Nếu nước tiểu của trẻ có màu đậm hơn, đó có thể là dấu hiệu trẻ bị thiếu nước hoặc bú ít. Nếu nước tiểu của trẻ có màu nâu hoặc đỏ hay có lẫn máu, bạn cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra.
Kiểm tra phân
Song song với việc kiểm tra nước tiểu của trẻ sơ sinh, bạn cần kiểm tra phân của trẻ nữa. Hãy chú ý đến:
- Tần suất bé đi ị
- Màu của phân
- Độ nhão của phân
- Mùi của phân
Tuy nhiên, tùy vào từng loại thức ăn khác nhau trong các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh, phân của trẻ có những đặc điểm khác nhau.
Sữa mẹ
Trong thời kỳ bú sữa mẹ, phân của trẻ lỏng, có màu giống mù tạt, nhưng đôi khi có màu xanh lá cây nhẹ. Dạng phân này xuất hiện ở trẻ sơ sinh trong vài tháng đầu tiên. Mùi của phân không khó chịu và có mùi giống với mùi sữa của mẹ.
Sữa công thức
Trong giai đoạn tiếp theo khi dùng sữa công thức, phân của trẻ không lỏng như trước nữa mà có thể có nhiều màu khác nhau như màu xám vàng, xám xanh hoặc nâu nhẹ.
Thức ăn rắn
Khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn rắn, phân trẻ cứng hơn do hệ bài tiết của trẻ đào thải chất xơ từ các thực phẩm rắn mà bé ăn. Phân của trẻ khi ăn thực phẩm rắn cũng có mùi "nặng" hơn so với khi trẻ bú sữa mẹ.
Các vấn đề về phân
Táo bón
Dấu hiệu của trẻ bị táo bón là phân cứng và khô, có hình viên. Khi bị mắc táo bón, trẻ đi ị rất khó khăn. Trẻ có thể mất nhiều sức để rặn phân ra, thậm chí là chảy máu. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính của táo bón ở trẻ sơ sinh có thể là do trẻ bú sữa công thức với lượng nước pha không đủ.
Tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng phân lỏng như nước, xảy ra với tần suất nhiều hơn bình thường. Nếu trẻ bị tiêu chảy đi kèm với nôn mửa, có thể trẻ bị nhiễm trùng ruột. Khi phát hiện ra, bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay phòng ngừa tình trạng mất nước và sốt cao có thể dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh.
Phân nhợt màu
Nếu trẻ có phân màu nhợt như vàng, xám hoặc trắng nhợt, đây có thể là dấu hiệu của một bệnh về gan hiếm gặp. Bạn cần đưa trẻ đi xét nghiệm máu để chắc chắn rằng trẻ sức khỏe của trẻ không có vấn đề gì nghiêm trọng.
NHƯ Ý (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua