Phương pháp dạy con theo trí tuệ Tây Tạng: 1 tuổi coi con là vua, 5 tuổi là 'nô lệ'
Như bạn đã biết, người Tây Tạng có đức tính kiên nhẫn, khôn ngoan và có cái nhìn độc đáo về mọi mặt của cuộc sống con người. Vì vậy, trong việc nuôi dạy con cái, người Tây Tạng cũng rất khác biệt.
GIAI ĐOẠN 1: TRƯỚC 5 TUỔI
Theo hệ thống giáo dục Tây Tạng, trong giai đoạn này, cha mẹ nên nói chuyện với con và coi con như "một vị vua hay hoàng hậu". Không nên cấm bất cứ điều gì hoặc trừng phạt đứa trẻ.
Ở lứa tuổi này, trẻ em tò mò, năng động và sẵn sàng khám phá thế giới. Nhưng con không có bất kỳ trải nghiệm nào trước đó về việc cần phải học hỏi từ từ và cũng không thể đi đến một kết luận logic ngay lập tức. Vì vậy, nếu con làm sai hoặc gây nguy hiểm, mẹ chỉ nên cố gắng chuyển sự chú ý của con sang một thứ khác chứ đừng nên to tiếng, mắng mỏ hay tỏ vẻ giận dữ, sợ hãi. Cảm xúc là ngôn ngữ mà trẻ em hiểu rất rõ trong giai đoạn này.
Nếu mẹ quá bảo vệ con và ngăn cấm con khám phá thì điều này có thể làm giảm tư duy học hỏi và tinh thần của trẻ.
GIAI ĐOẠN 2: TỪ 5 ĐẾN 10 TUỔI
Trong giai đoạn này, cha mẹ nên nói chuyện với con mình như là "nô lệ". Nhưng không phải theo cách tàn nhẫn. Vào thời, sự thông thái và tư duy logic của trẻ đang phát triển, cơ sở của tính cách tương lai cũng đang đang hình thành.
Bây giờ, điều quan trọng là phải đặt ra các mục tiêu khác nhau cho con, kiểm soát cách con đạt được chúng và dạy cho con cách sẵn sàng nhận hậu quả do không đạt được mục đích.
Một đứa trẻ ở độ tuổi này nên bắt đầu học cách chịu trách nhiệm về hành động của mình. Đừng ngại giao cho con nhiều công việc trong thời gian này, con đã có thể xử lý và sẵn sàng học hỏi.
Nếu mẹ không chuyển cách đổi xử với con từ "vua" sang "nô lệ" trong giai đoạn này, con sẽ mãi là trẻ con và không thể chịu trách nhiệm cho hành động của mình.
GIAI ĐOẠN 3: TỪ 10 ĐẾN 15 TUỔI
Từ 10 đến 15 tuổi, điều quan trọng là nói chuyện với đứa trẻ như hai con người bình đẳng. Cha mẹ biết rằng mình có nhiều kinh nghiệm sống và kiến thức, nhưng đứa trẻ cũng có quyền nói lên những con họ nghĩ và chia sẻ ý kiến của con.
Hãy giúp con bằng cách: Nhờ con tư vấn và khuyến khích con độc lập. Điều quan trọng với trẻ tuổi dậy thì là đưa ra lời khuyên, chứ không phải yêu cầu hay cấm đoán, bởi vì đây là thời kỳ khi sự độc lập tư duy được hình thành.
Nếu mẹ cấm con nhiều thứ, mẹ sẽ làm trầm trọng hơn mối quan hệ của cha mẹ và con cái. Trẻ có thể rơi vào một tình huống nguy hiểm. Và nếu mẹ quá bảo vệ, con sẽ trở thành người phụ thuộc vào ý kiến của người khác.
GIAI ĐOẠN 4: TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN
Thời gian này, tính cách của đứa trẻ đã được hình thành đầy đủ. Bây giờ điều quan trọng là phải tôn trọng con. Mẹ có thể đưa ra lời khuyên, nhưng đã quá muộn để "thuyết giáo". Mẹ sẽ thấy kết quả của quá trình nuôi dạy vào thời điểm này: một đứa trẻ độc lập, tự túc và họ tôn trọng cha mẹ cũng như mọi người.
Theo Hạ Mây/Brightside/Khám Phá
- Dạy con theo từng độ tuổi để nuôi dưỡng những em bé tự lập, biết kính trọng cha mẹ
- Phụ huynh trên khắp thế giới đang dạy con theo những cách độc đáo như thế này
- Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
- 4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
- 5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua