Qui tắc ứng xử mẹ cần dạy con ngày Tết
Con ngoan ngày Tết sẽ khiến bố mẹ "mát mặt" (ảnh minh họa)
Ngày Tết không chỉ là lúc vui chơi, nghỉ ngơi mà còn là dịp tốt để bố mẹ dạy trẻ cách cư xử. Đây là thời điểm bé học được nhiều điều bởi thường xuyên tiếp xúc, gặp gỡ với mọi người. Để tránh tình trạng “muối mặt” vì con hư, thiếu lễ phép, tôi nghĩ chị em nên lưu ý dạy trẻ những qui tắc ứng xử này:
Dạy trẻ nói lời chúc Tết
Rất nhiều trẻ khi đi chúc Tết cùng bố mẹ chỉ biết chào và không biết phải chúc Tết thế nào. Thực ra, đây chỉ là kĩ năng giao tiếp mà cha mẹ hoàn toàn có thể dạy con cái. Nếu trẻ nhát, rụt rè khi gặp người lạ, mẹ có thể từ từ hướng dẫn cho bé quen dần với phản xạ giao tiếp nhưng nếu đó là thói quen của trẻ thì mẹ cần tập cho trẻ biết cách nói lời chúc Tết.
Như theo kinh nghiệm của tôi, trước khi đến nhà ai đó, tôi thường soạn sẵn cho con lời chúc rồi cho con tập nói trước khi đi. Dần dần, con sẽ biết với người già, với vợ chồng mới cưới hay với các anh các chị thì cần những lời chúc thế nào cho phù hợp. Ví dụ “Cháu chúc ông bà sống lâu trăm tuổi, em chúc anh chị sang năm học giỏi, cháu chúc cô chú khỏe mạnh, hạnh phúc….”
Những lời chúc tuy chỉ là lời nói rất ngắn gọn và súc tích nhưng nếu mẹ quan sát mẹ sẽ thấy người lớn rất chú ý và rất vui khi nhận lời chúc từ một cô bé, cậu bé, bởi sự hồn nhiên, trong sáng và cả tình cảm chứa đựng trong đó nữa.
Biết giữ im lặng khi bố mẹ tiếp khách
Tôi thường thỏa thuận một ký hiệu với con và hướng dẫn con ra dấu với mẹ trước khi muốn nói điều gì. Thực tập cho con trong bữa cơm gia đình hoặc khi bố mẹ đang ngồi nói chuyện.
Hãy cho con biết khi nào con nên ngoan ngoãn chơi yên lặng, không quấy khi nhà có khách. Có thể ban đầu mọi việc sẽ khó khăn nhưng nếu kết hợp thêm với cô giáo lúc ở trường, bé sẽ ý thức được lúc nào nên giữ im lặng.
Dạy con không xem bao lì xì ngay.
Giải thích với con rằng bao lì xì là để chúc con may mắn, hay ăn chóng lớn. Con không nên mở ra xem ngay lúc ấy, cũng không nên khen chê nhiều ít.
Cách tốt nhất là con chúc Tết, cám ơn và cất bao lì xì vào túi rồi đi chơi ngoan. Để thuận tiện, tôi hay chuẩn bị cho con một chiếc túi để cất bao lì xì riêng của mình vào và không cấm nghịch ngợm, hay rút ra đếm xme trước mặt khách.
Lễ phép trên bàn ăn
Tập cho con sử dụng thuần thục muỗng đũa nếu bé đã đủ lớn. Hoặc hướng dẫn con ngồi ngoan để mẹ dễ dàng đút cho bé ăn.
Tuổi này trẻ rất thiếu kiên nhẫn nên mẹ cần cho bé ăn nhanh, sau đó rời bàn tiệc chứ đừng để trẻ ngồi suốt buổi. Nên hướng dẫn bé các tác phong như ngồi, ăn uống nhẹ nhàng, ho phải che miệng… Nên phối hợp với cô giáo ở trường để bé được thuần thục hơn.
- Người mẹ lao công nuôi dạy con gái giành học bổng 6 tỷ ở Đại học Mỹ
- 5 điều dạy con trưởng thành sau thất bại được truyền cảm hứng từ Jack Ma
- Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
- 4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
- 5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua