Quy tắc 3 phút mà bố mẹ nào cũng cần biết khi dạy con cái
Quy tắc 3 phút
Quy tắc này nói rằng bạn hãy tưởng tượng việc gặp con cái mỗi ngày giống như bạn đã xa cách chúng trong một thời gian dài (nhưng thực tế có thể bạn và trẻ chỉ không gặp trong vòng 5 phút, ví dụ lúc bạn đang bận rộn ở cửa hàng).
Khi gặp lại trẻ, hãy dành ra 3 phút để ôm, hôn và hỏi chúng những gì đã xảy ra trong khi bạn đi vắng, điều này khiến trẻ có cảm giác được đối xử công bằng, được quan tâm. Chú ý, việc tuân thủ quy tắc này nhất là khi bạn đón trẻ từ trường học, từ nhà mẫu giáo, hoặc từ nơi làm việc về nhà.
Hãy dành ra 3 phút để ôm, hôn con mỗi ngày. (Ảnh minh họa)
Tại sao điều này là cần thiết?
Theo các nhà tâm lý học, những giây phút đầu tiên khi trẻ nhìn thấy bạn, trẻ có xu hướng kể hết mọi chuyện cho bố mẹ nghe. Nếu bố mẹ không biết mà bỏ qua quy tắc này, trẻ sẽ không bao giờ kể cho bố mẹ về những chuyện xảy ra ở trường nữa. Trong trường hợp này, bố mẹ có thể sẽ bỏ lỡ rất nhiều thứ quan trọng.
Một số đứa trẻ khác thì ngược lại, chúng nói luyên thuyên suốt buổi, chuyện gì cũng đều kể say sưa. Bố mẹ của những đứa trẻ này thường sẽ không chú ý những gì trẻ nói, bởi vì họ còn quan tâm đến nhiều thứ khác và cho rằng trẻ thật ồn ào, phiền phức.
Lời khuyên bổ sung
Điều quan trọng cần lưu ý nguyên tắc 3 phút này chính là bạn không nên chỉ dành ra đúng 3 phút mỗi ngày với con của mình. Quy tắc này chỉ phù hợp khi bạn gặp trẻ sau một khoảng thời gian, điều này đảm bảo bạn có thể trẻ có thể kể với bạn mọi thứ đã xảy ra.
Ngoài ra, để có thể hiểu được con cái đầy đủ hơn, bạn có thể làm theo các lời khuyên sau từ các nhà tâm lý học.
- Mỗi ngày dành ra một khoảng thời gian để làm những việc mà trẻ thích và quan tâm.
- Biểu hiện thái độ cho thấy bạn đang quan tâm những gì trẻ nói. Ví dụ có thể lặp lại thông tin đã nghe từ trẻ để đảm bảo mọi thứ bạn hiểu là chính xác.
- Không thể hiện sự quan tâm giả tạo.
- Sau một thời gian có thể nhắc lại câu chuyện trẻ đã từng kể, để trẻ cảm thấy rằng bố mẹ thật sự quan tâm đến trẻ.
- Tránh những cuộc tranh luận vô bổ, làm mất thời gian. Chỉ cần nói với trẻ rằng: “Ok, bố/mẹ hiểu là con có cách nghĩ riêng của mình, bố mẹ tôn trọng con”.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Dắt con đi từ thiện, mẹ trẻ tinh tế dạy con về lòng nhân ái
- Hầu như mẹ Việt nào cũng mắc sai lầm này khi dạy con
- 5 phép lịch sự trong mỗi bữa ăn bố mẹ cần dạy con khi còn nhỏ
- Bí quyết dạy con của các bà mẹ Do Thái rất đáng để học hỏi
- Để con khóc đến co giật, sùi bọt mép, bố trẻ cảnh tỉnh cách dạy con ở nhiều gia đình
- Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
- 4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
- 5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua