Quy tắc bảo quản thực phẩm của bé trong tủ lạnh
Dưới đây là một số lưu ý khi mẹ bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh cho con:
-Thực phẩm đã lấy ra khỏi ngăn đông đá thì phải dùng luôn. Đã rã đông rồi lại cho vào ngăn đông đá là một trong các lý do hàng đầu gây nhiễm độc thực phẩm.
- Thực phẩm mới mua nên cho vào phía trong, thực phẩm cũ bỏ ra bên ngoài để tránh nhầm lẫn khi cho trẻ ăn.
-Dù để trong tủ lạnh, thực phẩm vẫn cần được bảo quản trong hộp riêng đậy kín, không chỉ vì thành phần của món ăn, mà còn vì chất lượng để tránh trường hợp thức ăn này bị dính mùi của món ăn khác.
- Nếu buộc phải pha sữa sẵn cho con trẻ và cất trong tủ lanh thì nên dùng hết trong vòng 24 giờ. Mỗi chiếc bình sữa pha sẵn phải có nắp đậy kín và chỉ đủ dùng cho một cữ bú, đừng pha quá nhiều và cũng không nên chọn lại sữa đã dùng dở.
-Sữa mẹ vắt ra trong ly hoặc bình kín có thể cho vào trong tủ lạnh 24 đến 48 giờ. Khi cần bảo quản sữa mẹ lâu thì để trên ngăn đá, có thể dùng trong 2 đến 6 tháng, tuy vậy mùi vị khi uống sẽ không ngon như sữa mới đầu.
- Các dạng sữa tươi đóng gói thủ công sau khi nấu nếu bảo quản trong tủ lạnh cũng chỉ an toàn trong vòng 24 giờ. Sữa tươi, sữa đậu nành được tiệt trùng bằng công nghệ cao, sau khi bóc hộp chỉ nên uống trong vòng 48 giờ và phải đậy kín nắp hộp lại.
- Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh để loại ra bớt vi khuẩn trong đó. Nhiệt độ của tủ lạnh phải được quản lý ổn định, hạn chế việc mở ra mở vào dồn dập vì sẽ dễ làm hỏng thức ăn.
- Trước khi đặt thức ăn vào tủ lạnh nê chia nhỏ thức ăn ra từng hộp để tiện khi sử dụng chế biến cho trẻ, tránh ảnh hưởng tới các thực phẩm khác. Những thức ăn trẻ đã ăn dở thì nên bỏ đi vì thường đã nhiễm khuẩn.
- Nên cho thực phẩm của con vào đúng ngăn: rau để ngăn rau, thịt để ngăn đông, sữa để ở vị trí sữa, tránh để lẫn lộn gây ảm mùi hoặc khó tìm kiếm khi mẹ cần.
- Không để thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt, cá để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe người dùng. Quá trình cấp đông và rã đông làm mất 1/3 chất béo hoà tan trong thịt, một số chất gần như mất hết. Nhìn chung, tổng hàm lượng dinh dưỡng sau mỗi lần làm đông - rã đông đều giảm 20%. Chỉ nên dự trữ thịt cá trong tủ lạnh với một thời gian nhất định rồi đem chế biến chứ không nên để quá lâu.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Xem thêm video: [mecloud]Eufw8xXdYE[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua