Rau muống tốt cho sức khỏe, nhưng những người này không nên ăn!
Ăn rau muống dễ nhiễm độc
Rau muống thường là nơi trú ngụ lý tưởng của một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên gọi là Fasciolopsis Buski.
Khi ăn sống hoặc chưa được luộc kỹ, loại ký sinh trùng này có thể xâm nhập vào cơ thể, bám vào trong ruột, chui qua thành ruột vào máu, từ đó xâm nhập vào tất cả các bộ phận trên cơ thể.
Bên cạnh đó, vì là loại rau được nhiều người ưa chuộng, cần sản lượng lớn mỗi ngày nên rau muống thường bị các chủ vườn phun nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu.
Điều này dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc ở người dùng, nhẹ thì xuất hiện các biểu hiện như: đau bụng, khó tiêu, nổi mẩn ngứa…, nặng hơn là hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn, xa xẩm mặt mày…
Và nếu không được đưa đi cấp cứu kịp thời, người ngộ độc dẫn dễ bị tử vong.
Ai không nên ăn?
Không chỉ trở nên nguy hại bởi những tác nhân bên ngoài, bản thân rau muống cũng là một chất độc với những người đang bị viêm đau hay sưng nhức khớp.
Những người bị gout hay viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận, người bị huyết cao cũng không nên ăn rau muống.
Người đang có vết thương ngoài da nếu ăn rau muống dễ để lại sẹo lồi trên cơ thể. Nếu đang bị đau mắt đỏ, bạn cũng không nên ăn loại rau này vì nó có thể làm mắt bị nhức hơn.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, trong rau muống luôn có một số thành phần hóa học cản trở sự hấp thụ canxi của cơ thể.
Chính vì thế, nếu dùng kết hợp rau muống với các sản phẩm giàu canxi như: sữa, sữa chua, pho mát… chúng ta sẽ không nhận được giá trị dinh dưỡng nào.
Do vậy, những người đang trong giai đoạn bổ sung canxi cũng không nên sử dụng loại rau này.
Chọn rau an toàn - cách nào?
- Không nên chọn những mớ rau có cọng quá to, thường chỉ to bằng đầu đũa ăn cơm, tránh mua phải những mớ rau có cọng to bất thường.
Theo các chuyên gia, rau muống ngon nhất là vào khoảng tháng 4, 5, 6. Những mớ rau ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng nhưng khi ăn lại giòn, ngon và an toàn hơn.
- Không nên chọn mớ rau quá xanh mướt, nhìn từ xa lá xanh óng lên, bẻ thấy cọng rất giòn, lá màu xanh sẫm.
- Đặc biệt khi rửa rau mà thấy nổi lên nhiều bong bóng là chắc chắn rau có nhiễm hóa chất nước rửa bát, chất tẩy rửa.
- Rau sau khi rửa sạch cần ngâm nước muốn loãng, tốt nhất là rửa sạch, để ráo rồi cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn, vì như vật sẽ giúp phân hủy bớt lượng thuốc sâu, thuốc tăng trưởng nếu có.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Xào rau muống kiểu này chẳng cần thịt cũng hết bay nồi cơm
- Chữa dị ứng, rôm sảy, mẩn ngứa với rau muống
- Lợi ích tuyệt vời của rau muống không phải ai cũng biết
- Kinh hoàng phát hiện cơ sở rau muống ngâm hóa chất tạo màu
- Đẩy vị bữa cơm ngày nắng với canh ngao rau muống nấu chua
- 70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
- Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
- 4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
- Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua