Rèn thói quen tốt cho trẻ ngay khi còn nhỏ
Những thói quen tốt được hình thành và ghi nhớ trong suốt các năm tháng đầu đời sẽ giúp cho trẻ có một cuộc sống lành mạnh và thành công trong tương lai.
Mọi đứa trẻ khi sinh ra đều không tự có những thói quen xấu, đó là do cách dạy dỗ và định hướng của cha mẹ mà thành, vì thế, ngay từ khi con còn nhỏ, bố mẹ cần chú ý hướng dẫn và xây dựng cho con những thói quen sống lành mạnh và tích cực để trẻ có nền tảng tốt về sức khỏe, nhận thức, tinh thần cho những năm sau này.
Infographic dưới đây sẽ giới thiệu 5 thói quen tốt tuy rất đơn giản nhưng lại vô cùng cần thiết đối với trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Bên cạnh đó, cần rèn luyện cho bé 5 "nếp sống vàng" không chỉ giúp bé biết lễ phép mà còn hỗ trợ cho bé rất nhiều trong cuộc sống sau này.
1. Nói cảm ơn
Đây là thói quen đầu tiên và quan trọng nhất các mẹ cần dạy cho con. Thói quen này sẽ giúp con rất nhiều trong suốt cuộc đời bé. Các mẹ chỉ cần bắt đầu đơn giản bằng cách dạy con nói từ “cảm ơn”. Để dần dần, cảm giác biết ơn thực sự và chân thành sẽ “bén rễ” trong tâm hồn của bé.
Dạy con nói cảm ơn là một việc gian nan, do đó các mẹ phải thật kiên trì. Có thể trong giai đoạn đầu, khi đề nghị và dạy con nói cảm ơn, đặc biệt là với trẻ dưới 7 tuổi, mẹ sẽ gặp phải sự kháng cự nhất định từ phía con.
Đây là thói quen đầu tiên và quan trọng nhất các mẹ cần dạy cho con. Thói quen này sẽ giúp con rất nhiều trong suốt cuộc đời bé. Các mẹ chỉ cần bắt đầu đơn giản bằng cách dạy con nói từ “cảm ơn”. Để dần dần, cảm giác biết ơn thực sự và chân thành sẽ “bén rễ” trong tâm hồn của bé.
Dạy con nói cảm ơn là một việc gian nan, do đó các mẹ phải thật kiên trì. Có thể trong giai đoạn đầu, khi đề nghị và dạy con nói cảm ơn, đặc biệt là với trẻ dưới 7 tuổi, mẹ sẽ gặp phải sự kháng cự nhất định từ phía con.
Khi ấy, mẹ không nên gây áp lực hoặc thúc ép con quá căng thẳng. Thay vào đó, mẹ hãy giúp con hình thành thói quen này một cách từ từ. Như chị Ngọc chia sẻ, vào thời gian đầu, mỗi khi nhận được quà hay được người khác giúp đỡ, Zim và Xu thường sợ và không dám nói cảm ơn, nhất là đối với những người lạ. Mỗi lần như thế, chị thường cho hai bé viết thư cảm ơn thay vì nói trực tiếp.
2. Mỉm cười
Nhìn một đứa bé hay cười, thử hỏi ai mà không yêu không quý. Khi cười, các bé như nhắc nhở người lớn rằng thế giới luôn ẩn chứa rất nhiều điều tốt đẹp. Thật hạnh phúc bởi ngay từ khi sinh ra, dường như bé nào cũng có trong mình nụ cười ẩn sau đôi môi hồng chúm chím.
Để hình thành và duy trì thói quen hay cười của bé, ngay từ những nụ cười đầu tiên, bé cần nhận được sự khuyến khích và động viên từ cha mẹ. Cha mẹ chính là người nhóm lên nụ cười của bé, giúp bé mỉm cười với những niềm vui trong cuộc sống.
3. Kiên nhẫn chờ đợi
Rèn thói quen kiên nhẫn là một điều vô cùng khó khăn, ngay cả đối với người lớn chứ chưa nói đến trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng, những người có thể trì hoãn sự hài lòng sẽ thành công hơn trong cuộc sống.
Cũng như nhiều đức tính khác, các mẹ cần rèn đức tính kiên nhẫn cho con ngay từ khi con còn nhỏ, trong đó bước đầu tiên các mẹ có thể làm là dạy con học cách chờ đợi. Để luyện tập thói quen này, chị Ngọc thường đưa Zim và Xu đến những địa điểm có tập trung nhiều trẻ nhỏ, ví dụ như công viên, bảo tàng hay sở thú.
Ở đây, sẽ có rất nhiều bé khác và nhu cầu của Zim, Xu ở những nơi không phải là nhà mình thế này thường không được đáp ứng ngay lập tức. Bé sẽ biết không phải lúc nào muốn cũng được và thói quen kiên nhẫn sẽ dần dần tự hình thành trong con người bé.
4. Gìn giữ môi trường xung quanh
Ngay từ khi còn nhỏ, mẹ cần dạy cho bé biết gìn giữ môi trường. Bởi môi trường sạch đẹp sẽ khiến những người xung quanh cảm thấy thoải mái.
Không chỉ trong phòng ngủ mà cả những khu vực chung như phòng khách, phòng ăn hay lớn hơn là khu vực công cộng như rạp chiếp phim, công viên, chị Ngọc cũng dạy các con phải biết giữ vệ sinh sạch sẽ. Để rèn thói quen này cho hai bé, cách của vợ chồng chị Ngọc là trở thành những tấm gương cho con. "Khi thấy bố mẹ dọn dẹp nhà cửa, bỏ rác vào thùng,... tức khắc bé sẽ ghi nhận điều đó và dần dần, con cũng sẽ hình thành được thói quen như vậy.
5. Biết chia sẻ
Biết cách chia sẻ từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ trở thành những cá thể trưởng thành, hào phóng, chu đáo và biết quan tâm tới người khác. Tuy nhiên, đây quả thực là một bài học không hề dễ dạy cho bé. Vì ngay từ khi còn ở độ tuổi chập chững biết đi, các bé đã có tư tưởng sở hữu đồ chơi của mình và không muốn chia sẻ cho bất kỳ ai.
PHƯƠNG MAI (Tổng hợp)
Timeline
Có thể bạn quan tâm
- Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
- 4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
- 5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
Tin khác
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua