Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có nguy hiểm không?
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ bởi sức đề kháng yếu, khả năng miễn dịch chưa hoàn thiện và hệ tiêu hóa chưa thực sự hoạt động hiệu quả. Khi bị rối loạn tiêu hóa trẻ thường quấy khóc, chán ăn, đau bụng,...gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, sức khỏe của bé.
Những tác hại khôn lường khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng khiến bé chậm lớn, còi xương. Điều này làm cho sự phát triển của trẻ gặp khó khăn, thậm chí ảnh hưởng đến cả cuộc sống sau này.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ khiến trẻ hấp thu kém, dễ dẫn đến còi xương, chậm phát triển
Khi bị rối loạn tiêu hóa, tỷ lệ các vị khuẩn có lợi trong đường ruột suy giảm. Đồng thời sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể trẻ cũg giảm sút đáng kể. Vì vậy tạo điều kiện cho các vi khuẩn, vi rút xâm nhập, tấn công vào cơ thể. Từ đó gây ra các căn bệnh nguy hiểm khác như viêm đại tràng, tả, lỵ,...
Một trong những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa là tiêu chảy. Tình trạng tiêu chảy kéo dài sẽ khiến trẻ bị mất nước, mất chất điện giải. Điều này dẫn đến cơ thể bị suy nhược cơ thể, hôn mê, suy thận, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.
Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ bị suy kiệt sức khỏe, thiếu tập trung làm việc và học tập. Do đó kết quả học tập giảm sút, hiệu quả làm việc không cao. Nếu cứ kéo dài có thể sẽ khiến trẻ bị tự kỷ hay trầm cảm hoặc hình thành tính cách lập dị.
Cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ cần bình tĩnh và thực hiện các nguyên tắc sau đây để giảm thiểu tình trạng này ở trẻ.
-Cho trẻ ăn uống khoa học, hợp lý: khi bắt đầu ăn dặm cần tập cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc để trẻ làm quen dần với thức ăn mới. Cho trẻ ăn nhạt, không nên ăn quá mặn.
-Cho trẻ nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn.
Cho bé ngủ nhiều hơn là cách giúp bé giảm bớt khó chịu và nhanh hồi phục sau rối loạn tiêu hóa
-Hai mẹ con cần tạm dừng các thức ăn giàu chất đường ngọt. Ưu tiên thức ăn của con với các thực phẩm dễ tiêu hóa như gạo tẻ trắng, cà rốt, khoai tây, thịt lợn thăn, thịt lườn gà,...
-Không ép trẻ ăn quá nhiều mà có thể chia thành nhiều bữa để trẻ dễ hấp thu.
-Nếu trẻ bị táo bón cần đảm bảo cung cấp nhiều nước hơn cho bé hoặc cho bé bú đủ cữ.
-Nếu trẻ bị tiêu chảy cần đảm bảo cung cấp đủ nước, tránh tình trạng mất nước và bổ sung các thực phẩm hỗ trợ điều trị tiêu chảy như chuối, hồng xiêm, lựu,..
Nguyễn Nhàn
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua