Rước bệnh vào người khi phơi quần áo vào ban đêm
Bạn nên ghi nhớ những việc đơn giản dưới đây khi phơi quần áo để chúng không bị mốc cũng như bản thân chúng ta không mắc bệnh:
Phơi ngay sau khi giặt
Dù có nhiều việc tới đâu thì chị em cũng nên phơi luôn quần áo sau khi đã giặt xong chúng. Bởi việc ngâm chúng lâu trong nước xả vải hoặc để “ủ” trong nước có thể sẽ khiến quần áo của bạn nhanh hỏng hơn và còn tạo điều kiện phát triển thêm vi khuẩn có hại cho da.
Nên vắt khô quần áo trước khi phơi
Do bận bịu nhiều việc nên có một số bà nội trợ thường phơi quần áo khi chúng còn ướt sũng. Tuy nhiên, việc làm này là không nên.
Việc phơi quần áo khi chúng còn ướt sũng sẽ rất lâu khô, sự ẩm ướt sẽ là môi trường thuận lợi cho nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi, nhất là trong thời tiết mưa nhiều và thiếu ánh nắng. Bạn chỉ nên áp dụng cách này khi trời nắng thật to.
Vì thế, tốt nhất là nên vắt sạch nước rồi mới đem đi phơi
Nên phơi ở nơi cao ráo, thông thoáng, có ánh nắng thì tốt
Thời tiết mưa nhiều không có nắng rất dễ khiến quẩn áo bốc mùi khó chịu và lâu khô. Chính vì thế, tận dùng những khoảng không cao ráo, thoáng mát trong mùa mưa là một lựa chọn lý tưởng.
Nếu bất kể lúc nào có ánh nắng xuất hiện, bạn nên đem quần áo ra chỗ ánh nắng đó để chúng vừa nhanh khô mà lại diệt sạch được vi khuẩn gây bệnh.
Chỉ nên phơi quần áo vào ban ngày, không nên phơi vào ban đêm
Ban đêm độ ẩm tăng, kể cả bạn đã phơi ở nơi có mái che thì quần áo cũng vẫn có mùi khó chịu, dễ gây các bệnh về da như nấm, hắc lào... Thay vào đó, hãy cố gắng giặt và phơi vào ban ngày để không gây bệnh.
Khoảng cách giữa các quần áo cần được thông thoáng
Phơi quần áo sát nhau hay quần áo bị nhăn, gấp lại, không được căng ra khi phơi (không dùng móc treo) cũng khiến cho chúng lâu khô hơn. Điều kiện ẩm ướt kéo dài chính là yếu tố có lợi cho các vi khuẩn và nấm mốc gây hại sinh sôi và phát triển trên quần áo, nhất là quần áo lót tiếp xúc trực tiếp đến những vùng da nhạy cảm.
Không nên phơi quần áo quá lâu
Bạn nên tính thời gian hoặc có điều kiện thì thường xuyên kiểm tra, nếu quần áo đã khô thì nên mang gấp hoặc cất vào trong tủ để tránh sự ô nhiễm không khí hoặc vi khuẩn bên ngoài môi trường xâm hại.
Lưu ý:
Không ngâm quần áo quá lâu: Ngâm quần áo quá lâu khiến cho quần áo của bạn phải tiếp xúc với những hóa chất cực kỳ độc hại. Nếu tiếp xúc trực tiếp với chúng (giặt bằng tay) sẽ bị viêm da kích ứng như: đỏ da, sưng tấy, ngứa, da bị mỏng, nặng có thể bị ung thư da... Ngay cả khi đã xả nó với nước và sử dụng bao tay thì những hóa chất này vẫn có khả năng tồn tại trên thớ vải và "âm thầm" gây hại cho chúng ta.
Thi thoảng “vệ sinh” dây phơi: Đối với những gia đình có quá nhiều quần áo, nhất là gia đình có trẻ nhỏ, việc sử dụng mắc thường không được ưu tiên mà chị em thường phơi bằng cách vắt luôn lên dây. Vì thế, thi thoảng hãy lấy khăn lau dây phơi để chúng được sạch sẽ.
Thêm muối vào nước để quần áo nhanh khô: Thời tiết quá lạnh, bạn nên nhớ thêm một chút ít muối vào nước cuối cùng trong khi giặt để quần áo được nhanh khô hơn. Tuy nhiên, chỉ nên thêm một chút thôi nhé.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video được xem nhiều nhất: [mecloud]QxeyExVLEf[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua