Dòng sự kiện:

Rước họa vào người khi ăn khoai tây sai cách

23:34 09/12/2015
Khoai tây chứa nhiều tinh bôt và là nguồn thực phẩm thiết yếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, cần loại bỏ những sai lầm dưới đây khi ăn khoai tây để không rước họa vào thân.

 

 

 

[mecloud]kOhFkBbsgO[/mecloud]

Khoai mọc mầm chỉ cần cắt chỗ mọc mầm là được

Đó là quan niệm hoàn toàn sai. Nhiều gia đình do tiếc rẻ đống khoai mới mua về nhưng không biết bảo quản nên để chúng mọc mầm hết. Họ “vớt vát” lại cho đỡ phí bằng việc cắt bỏ phần mọc mầm còn giữ lại phần chưa mọc mầm để ăn tiếp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe, việc làm này là không nên.

Những củ khoai tây ở điều kiện bình thường hàm lượng chất solanine và chaconine trong củ khoai tây rất ít, trong 100 gr khoai mới có 10 mg nên không gây ngộ độc.

Nhưng khi khoai tây mọc mầm thì hình thành lượng chất này cao, có khả năng gây ngộ độc cho người nếu ăn phải. Và một khi chúng đã mọc mầm nghĩa là lượng chất độc đã lan ra cả củ chứ không phải chỉ ở chỗ mọc mầm. Vì thế, tốt nhất là nên bỏ cả củ khoai tây đó đi và ăn những củ khoai tây còn đẹp, còn chất lượng.

Thích ăn những củ khoai tay màu xanh bắt mắt

Nhiều người cho rằng, màu xanh ở khoai tây là bình thường vì chúng là thực vật, nhưng điều này có đúng không? Thực tế, màu xanh xuất hiện trên củ khoai tây chứng tỏ có sự hiện diện của một chất độc có hại trong khoai tây chứ không phải chất độc tạo ra màu xanh này.

Màu xanh lá cây trên khoai tây chính là một chất diệp lục. Chất diệp lục này không gây hại cho sức khỏe nhưng nó là biểu hiện cho thấy củ khoai tây đó đã tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều.

Sự tiếp xúc này sẽ khiến củ khoai tây sản sinh ra một chất độc tự nhiên (solanine) có thể gây hại cho sức khỏe. Việc sản sinh chất độc solanine chính là một cơ chế phòng vệ tự nhiên của khoai tây nhằm để tránh nấm và sâu bệnh.

Ăn khoai tây cả vỏ

Nhiều người thường nghĩ, vỏ khoai tây mỏng và có thể ăn cả vỏ của chúng. Nhưng đây là sai lầm. Bạn nên gọt vỏ khoai tây khi trước khi chế biến. Bởi vì khoai tây có chứa alkaloid. Đây là một chất hóa học thường tập trung nhiều ở hoa và mầm của cây khoai tây nhưng phần vỏ xanh của củ khoai tây vẫn chứa chúng. Vỏ khoai tây chứa nhiều dinh dưỡng hơn thịt, tuy nhiên cũng có hàm lượng acrilamit cao hơn.Vậy nên cách tốt nhất là gọt bỏ vỏ.

Theo nghiên cứu, khi gọt vỏ khoai tây sẽ giúp giảm 23% chất acrilamit. Sau đó bạn nên ngâm khoai từ 30 - 120 phút sẽ giảm được từ 38 - 48% chất độc hại này có trong khoai tây.

Nấu chung khoai tây với cà chua

Khoai tây nấu với cà chua có lẽ là món ăn ưa thích của khá nhiều người. Tuy nhiên, đây là cách kết hợp hoàn toàn sai.

Nguyên nhân là do chúng sẽ hình thành những cục vón khó tiêu gây khó khăn cho quá trình nghiền nát thức ăn của dạ dày.

Ăn khoai tây được bảo quản trong tủ lạnh

Khoai tây là thực phẩm không nên để trong tủ lạnh. Khi ở nhiệt độ dưới 7 độ C, tinh bột khoai tây được chuyển thành đường. Như vậy hương vị khoai tây sẽ không còn tốt và ngon như lúc ban đầu. Khi lấy khoai tây từ tủ lạnh ra chắc chắn bạn sẽ thấy khoai bị nhũn và héo đi. Cách bảo quản tối ưu nhất là cho khoai tây vào trong túi giấy và để nơi không có ánh sáng mặt trời.

Lưu ý khi ăn khoai tây:

Không ăn khoai tây với chuối: Khi đang ăn khoai tây hoặc sau khi đã ăn khoai tây, bạn cũng không nên tráng miệng bằng chuối. Bởi vì chúng sẽ tạo ra nhiều chất carbonhydrate khiến người ăn có nguy cơ mắc bệnh béo phì.

Bệnh nhân tiểu đường và bà bầu không nên ăn khoai tây: cấu trúc solanin trong khoai tây khá giống hormone steroid, nội tiết tố estrogen và progestrogen trong cơ thể. Nếu phụ nữ mang thai ngày nào cũng ăn khoai tây thì cơ thể sẽ hấp thu một lượng lớn alcaloid, có thể gây ra bất thường cho thai nhi.

Người mắc bệnh tiểu đường cần hết sức cảnh giác với những thực phẩm carbohydrat, đồng thời kiểm soát tốt lượng carbohydrat mà cơ thể tiêu thụ để đề phòng đường huyết tăng cao.

Trong khi đó, khoai tây có vị ngọt, béo và rất giàu tinh bột. Đó là lý do tại sao người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây.

Sơ chế trước khi nấu: Trước khi chết biến nên ngâm vào nước muối loãng vài giờ, khi nấu cho thêm ít giấm ăn để loại bỏ độc tố.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video được xem nhiều nhất: [mecloud]o1kQf3lhzm[/mecloud]