"Sát thủ” chính gây vô sinh ở vợ chồng hiếm muộn khiến nhiều người sửng sốt
Tại khoa khám bệnh sản khoa của Bệnh viện Đa khoa Hà Nội mỗi ngày tiếp nhận hàng chục bệnh nhân bị trục trặc chuyện sinh lý đến khám và điều trị.
Bác sĩ Phùng Thanh Vân – Khoa phụ sản Bệnh viện Đa khoa Hà Nội cho biết trên báo Trí Thức Trẻ, số người đến khám vì trục trặc phòng the ngày càng tăng, trong số đó chủ yếu nguyên nhân do suy giảm nội tiết tố sinh dục ở cả nam và nữ.
Đáng ngạc nhiên hơn khi “thủ phạm đầu sỏ” làm suy giảm nội tiết tố sinh dục lại chính là chất tăng trọng trong thực phẩm chăn nuôi.
Ảnh minh họa.
Trong chất tăng trọng có nhiều chất giống như nội tiết tố kích thích tăng trưởng. Khi con người ăn vào, cơ thể dần tích lũy hàng ngày làm rối loạn cân bằng nội tiết.
Theo đó, chất tăng trọng có chứa hàm lượng nội tiết tố sẽ làm cho việc điều tiết, điều chỉnh của trục mất cân bằng nếu nó tích tụ nhiều các chất Testosterone của nam giới. Khi ấy, cơ thể sẽ điều chỉnh giảm sản sinh hormone này đi.
Bác sĩ Vân cho biết có những thanh niên khỏe mạnh, xét nghiệm tim gan, thận đều tốt nhưng khả năng tình dục kém, khả năng sinh tinh kém dẫn đến khó có con. Đối với nữ cũng thế. Buồng trứng bị ảnh hưởng bởi chất tăng trọng rất nhiều gây rối loạn nội tiết tố nữ.
Theo bác sĩ Vân không chỉ các chất tăng trọng, các chất độc, bảo quản lương thực hàng ngày rồi ô nhiễm môi trường làm cho nhiều bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng, đặc biệt các bộ phận nhạy cảm như tim, gan và bộ phận sinh dục.
Con người cần biết để phòng chống hoặc biết cách loại bỏ các chất này ra khỏi cơ thể, các bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm nội tiết tố cho những người có nhu cầu.
Theo Thạc sĩ Cao Hưng Thái - Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, người chăn nuôi có thói quen dùng nhiều loại kháng sinh, thuốc kích thích bao gồm cả các hoạt chất và thuốc thú y ngoài danh mục cho vật nuôi.
Nếu không được kiểm soát tốt, việc sử dụng các loại hoạt chất, thuốc thú y trong chăn nuôi sẽ gây ra một nguy cơ rủi ro lớn cho môi trường và sức khỏe con người.
Những hậu quả đó bao gồm: Hiện tượng kháng thuốc, kháng kháng sinh ở người, do tồn dư kháng sinh từ phân, nước tiểu sang cây trồng và qua nguồn nước sang con người...
Theo PGS. TS Nguyễn Ngọc Tuân – một chuyên gia về súc sản ở Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM: “Người chăn nuôi cứ hở ra là dùng thuốc. Trong khi đó, nhiều loại thuốc thú y lại không đủ liều như quy định. Chẳng hạn gói thuốc ghi là 500mg, nhưng thực tế lại thấp hơn.
Thuốc không đủ liều, điều trị đương nhiên lại không hiệu quả. Người chăn nuôi buộc phải tăng liều lên. Cứ như vậy sẽ càng tạo điều kiện cho vi khuẩn nhờn thuốc. Nhưng nguyên nhân chính vẫn là do tồn dư kháng sinh trên sản phẩm chăn nuôi từ nguồn thức ăn có trộn kháng sinh”.
Ảnh minh họa.
Đồng quan điểm, TS Vũ Đình Tôn - Đại học Nông nghiệp Hà Nội cho rằng, thức ăn trong chăn nuôi công nghiệp có hiện tượng lạm dụng quá nhiều các loại kháng sinh tổng hợp.
Số hộ sử dụng thuốc kháng sinh có từ 3 - 6 hoạt chất chiếm 27% số trang trại nuôi lợn thịt, 24% trang trại nuôi lợn con và 10% số trang trại nuôi gà thịt.
Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh và hóa chất thú y chủ yếu dựa vào kinh nghiệm dẫn tới người chăn nuôi thường tự ý tăng liều và liệu trình điều trị.
Sử dụng kháng sinh theo triệu chứng bệnh (44%), theo chỉ định của thú ý viên là 33%, sử dụng kháng sinh theo khuyến cáo của nhà sản xuất chiếm 17% và chỉ 6% trang trại sử dụng kháng sinh theo kết quả thử nghiệm kháng sinh đồ.
Trong một cuộc khảo sát của Khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Nông Lâm TPHCM cho thấy có tới gần 45% mẫu thử gà, vịt bày bán ở chợ TPHCM có dư lượng thuốc kháng sinh vượt mức cho phép. Ghi nhận thị trường cũng cho thấy hiện tượng cho gà, vịt uống kháng sinh để phòng dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều.
Bác sĩ Trần Văn Ký, Phó Khoa Vệ sinh Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, khẳng định kháng sinh thuộc dạng hóa chất cho nên phần lớn không phân hủy được trong môi trường nhiệt độ như nấu nướng chẳng hạn. Một số ít loại kháng sinh có thể bị phân hủy nhưng tỉ lệ phân hủy không đáng kể. Cho nên người ăn phải thức ăn bị nhiễm kháng sinh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, biến chứng, khó điều trị bệnh sau này.
Theo một tài liệu của Bộ môn Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Kỹ thuật TPHCM, lượng kháng sinh tồn dư trong gia súc, gia cầm cao sẽ chuyển hóa protein thành các histamins gây chứng nhức đầu cho người sử dụng.
Người thường xuyên sử dụng gia súc, gia cầm nhiễm kháng sinh sẽ rất dễ bị “lờn” thuốc, khi bị bệnh khó chữa trị do lượng kháng sinh này sẽ tích tụ trong cơ thể gây nên hiện tượng vi khuẩn thích ứng với kháng sinh.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video xem nhiều nhất: [mecloud]Rf6QrB7Mhh[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua