Sâu răng sữa ở trẻ và những điều cha mẹ cần nhớ
Sâu răng là bệnh phổ biến ở trẻ nhưng lại ít được người lơn để ý tới. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sâu răng sữa lại có ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe của trẻ.
Nhiều bậc cha mẹ thường chủ quan với việc sau răng ở trẻ nhỏ vì nghĩ đơn giản, khi răng sữa mất, răng trưởng thành sẽ thay thế. Tuy nhiên, báo VnExpress cho hay, theo các bác sỹ, khi bị sâu răng, bé sẽ bị đau buốt dẫn đến gây lười ăn, thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, sâu răng sữa còn có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm xương hàm… phải điều trị. Nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng tới tiến trình mọc răng vĩnh viễn. Nguyên nhân là khi răng sữa rụng quá sớm khiến lợi bị cứng lâu, xơ hóa gây cản trở và chậm mọc răng trưởng thành. Lợi xơ còn làm răng dễ mọc lệch, mọc nghiêng.
Nguyên nhân sâu răng sữa
Có nhiều nguyên nhân gây sâu răng sữa ở trẻ, tùy vào chế độ dinh dưỡng và những thói quen của các mẹ khi chăm sóc bé.
- Mức độ canxi hóa của răng chưa hoàn thiện; men răng còn mỏng nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
- Mẹ ăn uống thiếu canxi khi mang bầu làm bé có mầm răng yếu, dễ bị sâu.
- Bé ăn quá nhiều đồ ngọt.
- Mẹ lười hoặc không vệ sinh răng miệng cho bé đúng cách.
- Trẻ hay mút tay hay bú bình quá lâu; bé sinh mổ làm tăng nguy cơ bị sâu răng sữa.
- Ngay khi bé bị sâu răng hoặc có vấn đề ở răng, cha mẹ cần đưa bé đi nha sĩ sớm.
Phòng ngừa sâu răng sữa
Để răng được tốt thì cách tốt nhất là phải phòng bệnh. Cha mẹ cần nhớ những cách phòng bệnh dưới đây.
- Ngay từ khi mang bầu, mẹ nên tăng cường đồ ăn giàu canxi như tôm, cá, cua…, cho bé tắm nắng thường xuyên để bé có đủ vitamin D, tốt cho răng và xương.
- Nên lau miệng cho bé bằng khăn xô sạch nhúng nước muối ấm sau khi cho bé ăn hoặc bú xong, mẹ, loãng (không dùng nước muối đặc vì nước muối đặc làm hỏng men răng của bé).
- Hạn chế những loại nước uống nhiều đường, sữa cho bé vào buổi tối. Giúp bé bỏ thói quen ngậm đồ vật trong miệng vì dễ đưa vi khuẩn vào miệng, gây sâu răng.
- Với bé lớn hơn thì nên cho bé uống nước lọc sau khi ăn xong. Không cho bé ngậm bình sữa khi ngủ.
- Với bé 2 tuổi, mẹ đã có thể tập cho bé đánh răng bằng bàn chải mềm dùng riêng cho lứa tuổi của bé và loại kem đánh răng hợp lứa tuổi. Tập cho bé đánh răng ngày 2 lần sáng và tối để có thói quen tốt về sau.
Lưu ý: Nếu răng sữa mới phát hiện sâu, cha mẹ cần đưa trẻ tới phòng khám nha khoa để điều trị. Tại đây, các bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp trám răng để ngăn chặn không cho sâu tiếp tục phát triển. Răng sữa của trẻ bị sâu nếu trám sớm sẽ giữ được đầy đủ răng trên hàm, đảm bảo cho quá trình tiêu hóa của trẻ hoạt động một cách có hiệu quả.
PHƯƠNG NHI (Tổng hợp)
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua