Dòng sự kiện:

Siêu phẩm trị dứt điểm chứng phù nề chân ở phụ nữ mang thai

21:28 13/11/2015
Có đến 75% chị em phụ nữ khi mang thai, nhất là vào những tháng cuối của thai kỳ đều bị phù chân. Triệu chứng này khiến cho việc đi lại trở nên khó khăn, chân sưng đau khiến nhiều mẹ bầu rất phiền lòng.

 

 

 

 [mecloud]S8ISVF8YIA[/mecloud]

Hãy bổ sung những thực phẩm sau để cơ thể giảm thiểu mức tối đa chứng phù nề:

Bột nghệ vàng


Bột nghệ có chứa thành phần curcumin, đây là chất chống oxy hóa trong tự nhiên. Nó được sử dụng để điều trị dị ứng bao gồm cả phù nề và viêm.

Ngũ cốc

Tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp làm giảm phù nề hiệu quả. Các protein có trong ngũ cốc nguyên hạt có tác dụng điều trị sưng viêm khá tốt. Do đó, nó được khuyến khích để tiêu thụ ngũ cốc hàng ngày.

Ớt


Capsaicin là một hợp chất có trong ớt, nó được biết đến với tính chống viêm. Do đó, capsaicin giúp hạn chế tình trạng viêm và là một phương thuốc hiệu quả trong việc điều trị phù nề.

Dứa

Dứa có thể điều trị hiệu quả tất cả các tình trạng viêm trong đó có chứng phù nề. Dứa có nhiều chất bromelain, đây là một chất có tác dụng hiệu quả trong việc giảm chứng sưng viêm và phù nề.

Gừng

Gừng được sử dụng để làm giảm sưng do viêm. Uống trà gừng hàng ngày là cách hiệu quả nhất giúp giảm chứng phù nề.

Các loại hạt


Các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân,..là những loại thực phẩm giàu canxi, chất xơ và vitamin E. Những chất dinh dưỡng này rất cần thiết để giảm bớt tình trạng sưng viêm và phù nề. Nó cũng rất giàu axit béo omega 3, một chất có tác dụng trong việc chữa bệnh phù nề.

Nghệ tây

Nghệ tây có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Đây được coi là một trong những thực phẩm lý tưởng giúp làm giảm phù nề do viêm.

Ngoài việc áp dụng chế độ ăn uống có chứa các thực phẩm trên, chị em cũng có thể sử dụng bí kíp dưới đây để giảm các triệu chứng phù nề:

- Lựa chọn cẩn thận giày đi trong thời gian mang thai: Mang giày quá chật sẽ khiến chân phù nề càng trở nên đau và khó chịu, thậm chí còn gây nên chứng viêm tấy kẽ chân, chai, sần ngòn chân. Mẹ không nên đi sandal hoặc dép xỏ ngón bởi thiết kế của chúng không hỗ trợ, nâng đỡ hết được cả bàn chân, đặc biệt mẹ cần tránh sử dụng giày cao gót khi đang mang thai.

Thay vào đó, mẹ nên chọn đi những loại giày thỏa mái, có thể hở rộng một chút, đế thấp và lưu ý không nên đi giày dép trong thời gian dài. Khi có điều kiện mẹ nên tháo giày để tạo cho chân cảm giác thoải mái, máu dễ dàng lưu thông.

- Chọn tất đúng kích cỡ: Đi tất quá chật sẽ khiến chân thêm sưng phù. Ngoài ra mẹ cũng nên chú ý đến chất liệu của tất. Tất làm từ cotton sẽ tốt cho mẹ bầu, giúp bàn chân có thể "thở" dễ dàng thay vì các loại tất làm từ sợ nylon.

- Chăm sóc đôi bàn chân: Mẹ nhớ thường xuyên cắt móng chân, móng tay, không để chúng quá dài cũng như đâm vào da xung quanh móng. Giảm các vết chai, sần với đá bọt và thường xuyên dưỡng ẩm cho nếu như chân của mẹ bị khô, nứt nẻ.

- Giữ cho cơ thể luôn đủ nước: Uống nhiều nước khi mang bầu giúp các hệ tiêu hóa, tiết niệu... hoạt động tốt; đồng thời, phòng tránh được quá trình tích trữ chất lỏng, gây phù. Theo các chuyên gia, mỗi ngày trung bình mẹ cần uống tối thiểu từ 6- 8 cốc nước.

- Không đứng quá lâu trong thời gian dài: Việc đứng im một chỗ trong thời gian dài sẽ khiến các chất lỏng dồn xuống dưới, điều này đồng nghĩa với việc đôi chân của mẹ sẽ càng bị phù nề nặng hơn.

- Đi bộ: Mẹ không nên vì chân sưng phù mà ngại di chuyển. Đi bộ khoảng 20- 30 phút mỗi ngày sẽ giúp bàn chân của mẹ linh hoạt hơn, giảm sưng phù.

- Nằm nghiêng bên trái hoặc nâng cao chân khi ngồi sẽ giảm bớt đau và sưng chân.

- Bơi hoặc ngâm cơ thể trong bồn tắm mát, áp lực của nước lên da sẽ giúp làm giảm sưng.

- Tránh các thức ăn mặn hoặc cay. Muối, đồ ăn mặn làm cơ thể bị trữ nước, tăng phù nề.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]jdhfLPqE2T[/mecloud]