Sinh mổ lần 2, mẹ phải thật cẩn thận với những nguy cơ "chết người" này!
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ các bà mẹ phải sinh mổ sau lần đầu đẻ con bằng phương pháp này là khá cao. Tuy nhiên cũng giống như những ca phẫu thuật khác, đẻ mổ khá nguy hiểm và với mẹ mang bầu, sinh mổ lần 2 thì cần phải đặc biệt lưu ý tới những nguy cơ xấu có thể xảy ra dưới đây.
Nứt vết sẹo mổ
Kết quả một cuộc nghiên cứu trên 2500 trường hợp sinh mổ tại Mỹ cho thấy, những mẹ bầu mang thai lần 2 cách lần sinh đầu tiên dưới 18 tháng co nguy cơ nứt sẹo mổ cao hơn gấp 3 lần so với những trường hợp mang thai ở khoảng cách dài hơn.
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ các bà mẹ phải sinh mổ sau lần đầu đẻ con bằng phương pháp này là khá cao. (ảnh minh họa)
Nguy cơ bị nhau tiền đạo
Ngoài ra, nhau thai cũng là một trong những điều mẹ bầu nên đặc biệt lưu ý nếu sinh mổ lần 2. Theo nghiên cứu, khả năng nhau tiền đạo và bong nhau non ở những trường hợp có khoảng cách mang thai dưới 1 năm thường rất cao. Chính vì vậy, để đảm bảo vết mổ tử cung có đủ thời gian phục hồi, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên kéo giãn khoảng cách mang thai của mình, ít nhất là 2 năm kể từ lần sinh mổ đầu tiên.
Rau cài răng lược
Ngoài trường hợp như nhau tiền đạo, bong nhau non, nhau cài răng lược cũng là một trong những bất thường về nhau thai thường gặp đối với mẹ bầu sinh mổ lần 2. Nhau cài răng lược không chỉ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến tử cung mẹ bầu mà còn ảnh hưởng đến các “vùng” lân cận như bàng quang, ruột…
Bục vết sẹo mổ
Là một trong những trường hợp khá “hi hữu”, nhưng bục vết sẹo mổ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.
Ảnh hưởng của thuốc kháng sinh
Chưa kể những loại thuốc gây mê, thuốc kháng sinh phải “nạp” vào cơ thể trong quá trình sinh mổ, sau khi sinh, bạn vẫn phải tiếp tục tiêu thụ một lượng lớn thuốc kháng sinh để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài việc ảnh hưởng lượng sữa cho con bú, không ít mẹ bầu phàn nàn về những tác động của thuốc gây mê đối với khả năng ghi nhớ của mình.
Nhiễm trùng vết mổ đẻ
Cũng giống như những ca phẫu thuật khác, mẹ sinh mổ lần đầu hay lần 2 đều rất dễ phải đối mặt với nguy cơ bị nhiễm trùng vết đẻ mổ. Vì vậy chị em cần đặc biệt chú ý chăm sóc vết thương sau khi sinh mổ.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Mang bầu sau sinh mổ cần lưu ý những điều gì?
- Đang sinh mổ, mẹ nhổm dậy nhìn con nằm trên bụng
- Kỳ diệu khoảnh khắc mẹ tự tay lôi con ra khỏi bụng khi sinh mổ
- Mẹ sau sinh mổ sẽ sớm có sữa nếu áp dụng những cách này
- Mẹ bầu có ý định sinh thường sau khi sinh mổ, hãy lưu ý điều này
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua