Dòng sự kiện:

Sơ cứu đúng cách khi trẻ bị chảy máu cam

20:40 04/08/2015
Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi là tình trạng bệnh lý thuộc vùng tai mũi họng, rất hiếm thấy ở trẻ dưới 1 tuổi nhưng lại hay thấy ở trẻ 2-3 tuổi trở đi, đến sau tuổi dậy thì lại càng ít gặp hơn.

Nguyên nhân chảy máu cam

Có nhiều yếu tố dẫn tới chảy máu cam ở trẻ nhỏ, trong đó có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Đối với viêm mũi mãn tính ở trẻ nhỏ, do phản ứng của cơ thể khi bị dị ứng mà các mô dọc theo mũi sưng lên. Lúc này, các mao mạch giãn ra và đôi khi bị vỡ gây ra chảy máu. Máu có thể chảy thành những vệt nhỏ bất cứ khi nào. Hoặc những tổn thương ở màng mạch như va đập, đánh nhau hoặc trẻ cho những đồ chơi nhỏ, lấy tay ngoáy mũi, tất cả đều dễ khiến chảy máu mũi.


Ngoáy mũi là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị chảy máu mũi.

Bên cạnh đó, khí hậu khô khắc nghiệt cũng là tác nhân gây bệnh. Hay gặp nhất là ở những bệnh nhân có độ lệch vách ngăn vì luồng không khí khi đi qua một diện tích hẹp trong mũi sẽ nhanh hơn và làm cho mũi khô hơn.

Một sự kích động về tinh thần quá mức, một vận động thể lực quá sức trẻ có sẵn tổn thương ở mũi cũng có thể sinh ra chảy máu cam.

Ngoài ra, bất cứ một trường hợp nào làm tăng huyết áp như trong một bệnh về tim mạch, bệnh về thận, thậm chí có một xúc cảm mãnh liệt cũng có thể bị chảy máu mũi.

Chảy máu cam nếu kèm theo sốt cao đột ngột phải nghĩ tới triệu chứng sớm của một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính như sởi, cúm, sốt xuất huyết và cần được thầy thuốc theo dõi.

Sơ cứu trẻ bị chảy máu cam


Trước hết, nên đặt đứa trẻ nằm nghỉ hoàn toàn, hướng dẫn cho trẻ ngồi xuống hoặc nằm. Sau đó dùng 2 ngón tay bịt chặt hai lỗ mũi và thở nhẹ nhàng bằng miệng trong 5 đên 10 phút.

Chườm đá lên trán nếu có điều kiện, hoặc dùng một khăn lạnh chườm lên trán để gây một phản xạ co mạch làm đình chỉ hiện tượng chảy máu mũi.

Một tuần 2 lần, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý để rửa sạch mũi cho con. Không nên rửa quá nhiều lần vì cũng làm cho niêm mạc mũi mất đi lớp nhầy bảo vệ và dễ bị tổn thương.

Khi thấy con có biểu hiện hoặc đã bị chảy máu cam, để an toàn, phụ huynh nên cho con đi khám chuyên khoa tai-mũi-họng để bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân và kịp thời chữa trị cho con.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Xem thêm video:[mecloud]KQkUnZPpm2[/mecloud]