Sốt phát ban ở trẻ có nguy hiểm không?
Khi bước vào giai đoạn ăn dặm, kháng thể mẹ truyền sang con giảm đi nên sức đề kháng của bé kém hơn. Chính vì vậy trẻ dễ mắc các bệnh, trong đó có sốt phát ban. Vậy sốt phát ban ở trẻ có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người?
Nguyên nhân gây ra sốt phát ban ở trẻ
Nguyên nhân chính gây ra sốt phát ban ở trẻ là do bé bị nhiễm vi rút. Những loại vi rút chủ yếu xâm nhập, tấn công và khiến trẻ bị sốt phát ban là vi rút sởi, vi rút rubella...Mỗi loại vi rút gây bệnh đều khiến trẻ bị sốt và xuất hiện nốt ban, có thể là ban mẩn đỏ, cũng có khi là ban ẩn.
Sốt là triệu chứng đầu tiên cảnh báo trẻ bị sốt phát ban
Bé có thể tiếp xúc với nước bọt, nước mũi của người bệnh nên vi rút gây sốt phát ban tấn công khiến trẻ mắc sốt phát ban.
Sốt phát ban không nguy hiểm và hầu như bé sẽ tự khỏi sau một tuần chăm sóc đúng cách, nghỉ ngơi nhiều hơn. Tốt nhất không nên cho trẻ tiếp xúc với chỗ đông người và hạn chế cho bé đi học hay đến những nơi dễ lây lan bệnh sốt phát ban như trường học, bệnh viện,...
Những biểu hiện sốt phát ban ở trẻ
Thông thường khi nhiễm vi rút thì thời gian phát bệnh khá dài, kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Dù bị vi rút nào tấn công thì khi trẻ bị sốt phát ban đều có các triệu chứng sau đây:
- Sốt: đây là biểu hiện đầu tiên của sốt phát ban, bé có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao tùy thuộc vào tình hình sức khỏe cũng như cơ địa. Tình trạng sốt này sẽ suy giảm sau 2 đến 3 ngày.
- Khi sốt giảm bớt, cơ thể bé bắt đầu xuất hiện các vết ban tại một vị trí nào đó trên cơ thể, sau đó các vết ban này nhanh chóng lan khắp người.
Khi sốt giảm, cơ thể trẻ bắt đầu xuất hiện các mụn ban
Nếu vi rút sởi tấn công bé thì bé có biểu hiện sốt và các nốt ban xuất hiện khi sốt giảm. Các vết ban này là ban nổi và có màu đỏ. Khi ban hết sẽ để lại các vết thâm đặc trưng. Ngoài ra nếu sốt phát ban do vi rút sởi thì sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng khác là chảy nước mũi, ho, viêm kết mạc mắt.
Còn nếu vi rút rubbela tấn công bé và khi bé bị sốt phát ban sẽ có dấu hiệu sốt kèm theo các vết ban màu hồng, mịn, thường được gọi là ban đào. Ban đào thường xuất hiện trên cơ thể khoảng 3 đến 4 ngày. Khi ban lặn không để lại vết thâm hay dấu tích gì trên cơ thể.
Trẻ bị sốt phát ban thường quấy khóc, chán ăn, ăn ít. Tuy nhiên không nguy hiểm và bé sẽ tự khỏi nếu được chăm sóc tốt. Các mẹ hãy chú ý quan sát các dấu hiệu ban ở trẻ để có biện pháp xử lý phù hợp với từng loại ban.
Nguyễn Nhàn
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua