Sự thật kinh hoàng về tác dụng của máy khử trùng ozone
Hiện nay, thực phẩm chứa hóa chất, vi khuẩn tràn lan trên thị trường, nên nhiều hộ dân đã sắm máy khử trùng ozone coi như “tấm lá chắn” bảo vệ sức khỏe mọi người trong gia đình. Tuy nhiên, sự thật về tác dụng của mấy khử trùng ozone không như nhiều người lầm tưởng.
Teo niêm mạc mũi vì máy ozone
Không có ngưỡng nào an toàn
PGS Phạm Duy Hiển – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện K trung ương, cho biết, máy khử trùng ozone thực sự không có tác dụng nào trong việc làm sạch thực phẩm bẩn. PGS Hiển cho biết bản thân ông cũng là nạn nhân của máy khử trùng ozone.
Thật tình cờ, khi PGS Hiển sử dụng từ khoá "sử dụng máy sục ozone cho thực phẩm bẩn trong gia đình" thì không có một quốc gia nào trên thế giới sử dụng máy tạo ozone dùng cho hộ gia đình tẩy thực phẩm bẩn.
Máy ozone chỉ dùng trong công nghiệp, bảo quản thực phẩm sạch sau thu hoạch hoặc giết mổ; diệt vi trùng nguồn nước uống của thành phố thay Clo; vệ sinh chai lọ ở các nhà máy bia, nước giải khát...
Nhưng hiện nay, máy này cũng không được sử dụng rộng rãi vì tác dụng độc hại cho công nhân và đặc biệt gây ô nhiễm môi trường không khí! Nơi sản xuất máy "sục ozone" cho gia đình chỉ thấy ở Việt Nam, Trung Quốc và một số máy không rõ nước nào sản xuất chỉ ghi ký hiệu công ty...
Tuy ozone có thể tiêu diệt vi khuẩn ở bề mặt thực phẩm, nhưng khi các chất độc như kháng sinh, chất diệt cỏ trừ sâu... đã ngấm sâu vào thực phẩm thì vai trò của ozone lại không cao.
Thậm chí, ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp máy "sục ozone" cũng không loại bỏ được hết các độc tố, vì có hàng trăm chất độc, hàng trăm hóa chất, trong khi chỉ mình ozone sẽ không thể "phá hủy" được tất cả.
Đáng lưu ý, muốn tạo ozone phải sử dụng thiết bị tạo oxy sạch và sấy khô, thiết bị này rất đắt, nếu lắp vào máy "sục ozone" thì khó có thể bán được vì giá thành quá cao. Trường hợp lấy không khí thường là hoàn toàn không sạch, bởi không khí chứa đến hơn 70% khí nitơ (N2) và lại không sấy khô. Qua máy "sục ozone" khí nitơ này sẽ thành oxit nitơ và ozone. Lượng ozone không lớn (thường chỉ chiếm 19%) còn khí oxit nitơ lại chiếm tỷ lệ cao hơn.
Oxit nitơ lại cực kỳ độc hại đối với người sử dụng, đặc biệt là khi ăn kèm thực phẩm chứa chất này với mắm tôm hay sản phẩm lên men tạo nên sự phân hủy oxit nitơ. Khí này bám vào vòm họng và được xem là một trong những nguy cơ gây nên ung thư vòm họng.
Nếu thường xuyên hít phải khí này sẽ mắc bệnh về tai, mũi, họng: viêm mũi, hen phế quản mãn tính, viêm kết giác mạc, viêm phổi mãn tính như khi hít phải khí ozone vậy.
"Ngoài ra, với nồng độ ozone không nguy hại cho con người (0,1ppm/8 giờ) lại không giết được vi trùng, các nhà sản xuất đua nhau nâng công xuất máy "sục" lên đến 20, 30 thậm trí 40ppm...Trong buồng bếp rộng 15-20 m2 các bà nội trợ lắp máy "sục ozone" công xuất cao để diệt "con vi trùng" tốt hơn, nhanh hơn... thì "con người" sẽ ra sao?" – PGS Hiển đặt câu hỏi.
Nói về việc máy "sục ozone" được sử dụng tràn lan như hiện nay, PGS Hiển cho biết các nhà sản xuất đang lợi dụng kẽ hở về chuẩn ozone chưa được công bố và chưa có cơ quan chức năng nào kiểm định, cho phép nên vô tình tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc sản xuất, nhập khẩu và lưu hành không kiểm soát.
Theo Infonet
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua