Dòng sự kiện:

Suy giảm trí nhớ là do thiếu chất gì?

21:31 16/01/2016
Không chỉ những người già mà một bộ phận người trẻ hiện nay đang gặp phải trường hợp suy giảm trí nhớ.

 

 

 

 [mecloud]sZrpitt4XE[/mecloud]

Suy giảm trí nhớ thường được biểu hiện bằng việc chúng ta thường quyên những sự việc đã xảy ra rất nhanh hoặc cũng có thể không nhớ những gì chúng ta phải làm. Người mắc suy giảm trí nhớ thậm chí đôi khi còn không thể nhớ mình đã ăn cơm chưa? Đã ăn món gì? Đã gặp ai? Đã để món đồ đó ở đâu? Hoặc không thể nhớ rằng mình có một cuộc hẹn quan trọng?...

Nếu những triệu chứng này xuất hiện ở bạn mặc dù bạn chưa tới tuổi 40 thì đừng nên xem thường, đây là những dấu hiệu cho thấy tình hình sức khỏe của bạn.

Bệnh suy giảm trí nhớ thường bắt nguồn từ việc cơ thể bạn chưa được đáp ứng đủ hoặc thiếu trầm trong những chất dinh dưỡng:

Thiếu Thiamine (sinh tố B1)

Thiamine là chất dinh dưỡng thiết yếu giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Ngoài ra, vitamin B1 có trách nhiệm đảm bảo các chức năng bình thường của hệ thống thần kinh. Theo các chuyên gia, một lượng lớn vitamin này nằm trong bộ não, chúng duy trì việc sản xuất các dẫn truyền thần kinh có tác động đến tâm trạng, trí nhớ, sự chuyển động và suy nghĩ của con người.

Những người không nhận được đủ lượng thiamin từ chế độ ăn uống có thể bị hội chứng Wernicke-Korsakoff, một loại rối loạn thần kinh dẫn đến mất trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Để ngăn chặn tình trạng này, hãy bổ sung đủ lượng thiamine trong ngày, tối đa 1,2 mg cho người lớn (nam là 1,4 mg, nữ là 1 mg).

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung bằng cách tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin B1: cá biển, thịt lợn nạc, các loại hạt, bánh mì, rau cải xanh, bí đao, măng tây, đậu nành…

Thiếu Vitamin D

Trong khảo sát được công bố trên tờ JAMA Neurology, nhóm nghiên cứu đã xét nghiệm máu của 318 người ở độ tuổi trung bình 76 cũng như theo dõi tình trạng thay đổi về trí nhớ và năng lực tư duy của nhóm người này trong 5 năm.

Xét nghiệm máu nhằm đo mức độ 25-hydrovitamin D (25-OHD) - vốn là yếu tố được hình thành khi cơ thể tổng hợp vitamin D từ da được tiếp xúc với nắng cũng như hấp thu từ thực phẩm. Chủ nhiệm nghiên cứu, TS Joshua W. Miller, cảnh báo: “Tình trạng thiếu vitamin D rất phổ biến ở người cao tuổi, làm trầm trọng thêm mức độ suy thoái nhận thức”. Tuy nhiên, TS Miller cảnh báo cần thận trọng trong việc bổ sung vitamin D liều cao do nguy cơ gây tổn hại gan và mô. Liều dùng được cho phép ở người bình thường là 600 UI/ngày; trẻ em dưới 9 tuổi và người cao tuổi 400 UI/ngày.

Ngoài việc chất, bệnh suy giảm trí nhớ còn bắt nguồn từ những thói quen xấu của bạn như:

Ngủ ít

Giấc ngủ giúp "refresh" cơ thể và tâm trí của bạn, là thời gian cho các tế bào và mô được phục hồi. Bên cạnh đó, sóng não được tạo ra khi bạn ngủ, đây là cơ chế quan trọng trong việc lưu trữ những kỷ niệm trong bộ não. Các sóng não cũng có thể chuyển những kỷ niệm này đến vỏ não trước trán, đó là nơi lưu trữ giống như các “cửa hàng ký ức” trong thời gian dài.

Khi bạn không ngủ đủ giấc (thiếu ngủ), những ký ức không thể di chuyển về phía vỏ não trước trán, tình trạng này dẫn đến sự lãng quên và mất trí nhớ ngắn hạn. Vì vậy, người lớn nên dành ít nhất 7-8 giờ mỗi ngày để ngủ nhằm cải thiện trí nhớ và ngăn chặn sự suy giảm nhận thức.

Uống quá nhiều rượu

Nghiện rượu làm ảnh hưởng đến hiệu suất công tác, đến sức khỏe tâm thần và thể chất, làm tổn thương đến các mối quan hệ gia đình và đời sống xã hội. Người nghiện thuốc phiện bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và trí nhớ.

Trầm cảm

Tình trạng stress không chỉ gây ra những tác động xấu đối với cơ thể mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đối với trí nhớ, đặc biệt là phản ứng stress cấp tính. Một trong những nguyên nhân gây stress ở người trẻ là áp lực học tập. Nhiều trường hợp do bố mẹ đòi hỏi quá mức kết quả học tập ở con cái so với khả năng mà chúng có thể đạt được hoặc sự ngộ nhận về năng lực học tập của con em mình.

Làm nhiều việc cùng lúc


Về lâu dài, làm nhiều việc cùng lúc có thể dẫn đến rối loạn tâm thần, căng thẳng và giảm trí nhớ. Thậm chí, vào thời điểm tâm trí của bạn bị quá tải với những việc cần làm có thể dẫn đến rối loạn tâm thần.

Nếu bạn có dấu hiệu tâm trí rối loạn, trí nhớ kém, điều duy nhất có thể làm để khắc phục là học cách tập trung vào một việc duy nhất tại một thời điểm. Hãy nhớ rằng bộ não của bạn chỉ có thể hoàn thành tốt một vấn đề trong một thời điểm. Điều này có nghĩa là việc tiếp xúc cùng lúc với nhiều ý tưởng có thể dẫn đến “ô nhiễm tinh thần”, làm suy giảm trí nhớ.

Che giấu cảm xúc thật

Có những người luôn rèn luyện bản thân để che giấu cảm xúc thật của mình khỏi sự sợ hãi, xấu hổ hay tự hào. Họ có xu hướng bỏ qua khía cạnh tình cảm trong cuộc sống, vì vậy họ không còn gắn kết cảm xúc với suy nghĩ của bản thân. Như thế sẽ giúp người đó thực hiện tốt công việc hoặc nghiên cứu ngay cả khi cuộc sống của họ đang ở trong tình trạng hỗn độn. Tuy nhiên, tình trạng này có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đối với trí nhớ của chính họ.

Não được tạo thành từ 2 phần: bán cầu não trái và bán cầu não phải. Phần bên trái của não bộ điều khiển tư duy logic trong khi bên phải tạo điều kiện cho hoạt động nghệ thuật và cảm xúc. Khi một người sử dụng cả 2 mặt của não bộ thường xuyên, họ sẽ có được một cảm giác cân bằng trong cách suy nghĩ. Điều này cho thấy một bộ nhớ tốt đồng nghĩa với việc tăng cường hoạt động của cả 2 bán cầu não.

Để cuộc sống được cân bằng, bạn không nên chỉ phát triển tư duy logic mà hãy cải thiện cả khả năng sáng tạo của mình. Bằng cách đó, bạn có thể trở thành một người toàn diện với chức năng nhận thức tuyệt vời.

 Chi Chi (tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video hot: [mecloud]NmMy4kBmEA[/mecloud]