Dòng sự kiện:

Tác hại không ngờ của rau mồng tơi ít người biết

14:02 24/07/2016
Bên cạnh những công dụng có lợi cho cơ thể, mồng tơi cũng đem đến những tác hại không mong muốn nếu ta lạm dụng, ăn sai cách.

Mồng tơi là loại rau dân dã, quen thuộc trong bữa cơm gia đình người dân Việt, đặc biệt là vào mùa hè oi bức mà có bát canh rau mồng tơi nấu với cua, kèm thêm mấy quả cà thì tuyệt ngon.

Rau mồng tơi không chỉ để nấu canh mà có thể chế biến rất nhiều món ngon như mồng tơi xào tỏi, mồng tơi luộc… được nhiều người yêu thích. Ngoài làm nguyên liệu nấu ăn, mồng tơi còn được dùng trong một số bài thuốc giải độc, lợi tiểu, lương huyết, hoạt tràng trong Đông y. Những người thường bị táo bón, nóng trong, rối loạn Lipid máu hoặc muốn giảm cân, dưỡng da có thể dùng mồng tơi để cải thiện tình trạng sức khoẻ.


Mồng tơi là loại rau dân dã, quen thuộc trong bữa cơm gia đình người dân Việt.

Rau mồng tơi chứa nhiều chất dinh dưỡng. 1/2 chén rau mồng tơi nấu chín cung cấp 190% lượng vitamin A và 20% chất sắt khuyến cáo cho chế độ ăn hằng ngày. Tuy nhiên, bên cạnh những công dụng có lợi cho cơ thể, mồng tơi cũng đem đến những tác hại không mong muốn nếu ta lạm dụng, ăn sai cách.

Dưới đây là những tác hại không ngờ của rau mồng tơi ít người biết:

Ăn nhiều mồng tơi gây tiêu chảy

 

Rau mồng tơi có thể giúp nhuận tràng, điều trị táo bón. Tuy vậy, ăn nhiều rau mồng tơi có thể dẫn tới tiêu chảy. Người có thân nhiệt thấp, đang tiểu lỏng, tiểu chảy… không nên ăn nhiều mồng tơi. Bên cạnh đó, người mắc các bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng… cũng không nên lạm dụng món ăn này.

Theo các bác sĩ, 1/2 bát rau mồng tơi nấu chín cung cấp 190% lượng vitamin A, vitamin C và 20% chất sắt cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, việc sử dụng đúng cách có thể cải thiện da mặt, trị mụn, say nắng, chữa bỏng, trĩ, lợi sữa… Vì thế, bạn nên thêm mồng tơi vào bữa ăn một cách khoa học để cơ thể khoẻ mạnh, tránh các tác hại không đáng có.

Ăn nhiều mồng tơi có thể gây sỏi thận

Rau mồng tơi chứa nhiều purin, hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axít oxalic trong rau mồng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.

Mảng bám răng

A-xít oxalic có nhiều trong rau mồng tơi. Chúng chứa các tinh thể nhỏ, không hoà tan trong nước. Việc này khiến răng có nhớt hoặc mảng bám, một số người thấy khó chịu. Tuy nhiên, các mảng bám vô hại dễ dàng biến mất khi bạn đánh răng.

Gây khó chịu trong dạ dày

Rau mồng tơi có chứa hàm lượng cao chất xơ; một chén rau mồng tơi nấu chín có chứa 6g chất xơ. Mặc dù chất xơ rất cần thiết trong quá trình thúc đẩy tiêu hóa, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều cùng một lúc có thể khiến dạ dày khó chịu.

Cũng chính vì đặc tính này của rau mồng tơi nên người Tỳ Vị hư hàn (lạnh bụng), tiêu chảy, đại tiện lỏng nên hạn chế ăn rau mồng tơi. Nếu cố tình sử dụng rau mồng tơi, tình trạng bệnh sẽ càng thêm nặng.

Đầy bụng, khó tiêu

Theo kinh nghiệm dân gian, các loại rau có nhiều chất nhầy như mồng tơi, mướp hương, đậu bắp, rau đay… cần được nấu chín kỹ. Việc ăn sống có thể gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu…

Những người ăn uống khó tiêu, thường đầy bụng, lạnh bụng hoặc gặp vấn đề khi độ ẩm môi trường tăng (đau nhức xương khớp, bắp thịt, cơ thể nặng nề) nên hạn chế dùng để tránh làm cơ thể ốm yếu thêm.

Mồng tơi cần được nấu chín tới để tận dụng các chất dinh dưỡng trong rau. Không nên để sống hoặc chín kỹ, không đậy nắp sau khi nấu.

Minh Sang (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam