Tại sao không cần dạy con nhỏ phải chia sẻ
Trẻ nhỏ sẽ không hiểu chia sẻ là gì
Một đứa trẻ mới chập chững biết đi còn quá nhỏ, chưa đủ nhận thức để hiểu khái niệm chia sẻ. Vì vậy, sẽ là vô ích khi bạn cố gắng giải thích với con nên chia sẻ đồ chơi với một đứa trẻ khác.
Bố mẹ nên kiên nhẫn đợi đến khi con lớn hơn một chút. Lúc đó, tinh thần và cảm xúc đều phát triển đầy đủ, đứa trẻ sẽ hiểu như thế nào là chia sẻ, mong muốn được kết bạn và hiểu chia sẻ với người khác là tốt.

Sở hữu giúp con xây dựng ý thức bản thân
Trẻ nhỏ chưa có khái niệm về bản thân như một cá thể riêng biệt. Những món đồ chơi của chúng - chứ không phải của ai khác - có thể giúp con dần hiểu cái tôi của mình. Vì vậy, không thể nói một đứa trẻ khư khư giữ món đồ gì đó là đứa trẻ ích kỷ. Ngược lại, hành động đó giúp trẻ xây dựng ý thức bản thân.
Trẻ nghĩ chia sẻ đồ chơi nghĩa là mình sẽ mất thứ đó mãi mãi
Có một vấn đề phức tạp khác là trẻ mới biết đi cũng không hiểu khái niệm thời gian. Vì vậy, trong khi cha mẹ nghĩ chẳng có gì to tát khi cho một đứa trẻ khác mượn đồ chơi của con một lát, thì con bạn lại nghĩ khác.
Chúng không thể tưởng tượng người khác lấy đồ chơi của mình đến bao giờ, khi nào trả lại. Tương tự, bé cũng nghĩ món đồ sẽ bị mất dù cha mẹ giải thích con sẽ chơi "theo lượt".

Trẻ không kiểm soát được bốc đồng
Thật khó để trẻ nhỏ kiểm soát cơn bốc đồng của mình. Vì vậy, nếu có thứ đồ gì đó, trẻ chỉ muốn nó là của riêng mình, không ai có thể thuyết phục được đứa trẻ.
Một số điều bạn có thể định hướng để trẻ dần hiểu về chia sẻ và lợi ích của nó:
Đôi khi con có thể chia sẻ điều gì đó với bạn. Thực ra, đây không phải hành động có ý thức, trẻ chỉ đang khám phá và thử nghiệm. Nên khi con làm điều này, bạn hãy thể hiện để con thấy chúng tuyệt vời thế nào. Đồng thời, cha mẹ nên chia sẻ lại với con một cách chân thành. Đây là cách dạy con về niềm vui khi cho đi và nhận lại.

Nếu ai đó lấy đồ chơi của con, bạn hãy nhấn mạnh rằng bạn hiểu con không vui khi bị lấy mất thứ của mình. Bạn cũng có thể dặn con giữ chặt đồ của nó, vì đó là quyền của trẻ.
Với những đứa trẻ lấy đồ, bạn hãy nhắc nhở con phải xin phép chủ nhân món đồ trước khi lấy, thay vì cứ im lặng mang đi. Tuy nhiên, đừng thúc ép con quá.

Nếu bạn cứ khăng khăng con cần chia sẻ đồ với người khác, chúng sẽ bắt đầu liên tưởng điều này với thứ gì đó tiêu cực. Hậu quả là giai đoạn "ích kỷ" và muốn sở hữu có thể kéo dài hơn.
Cùng với thời gian, con sẽ hiểu thế giới hơn và thậm chí có thể thích chia sẻ vì chúng thấy điều đó khiến người khác hạnh phúc.
Nhật Minh
Link nguồn:
http://giadinh.net.vn/gia-dinh/tai-sao-khong-can-day-con-nho-phai-chia-se-202008251007491.htm
Theo giadinh.net.vn
Sản phụ hạ sinh bé trai khỏe mạnh trong khu cách ly Covid-19
Cô bé Trung Quốc 7 tuổi chạy 10km mỗi ngày để giúp chị được sống
5 sai lầm của cha mẹ khiến con mất tự tin, ảnh hưởng đến cả tương lai của con
Bộ ba lá chắn thần thánh “Sắt - vitamin C-Kẽm”: tăng cường miễn dịch cho trẻ nhỏ, chống lại tác nhân xấu từ bên ngoài
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua