Dòng sự kiện:

Tâm lý biến đổi "sáng nắng - chiều mưa" của phụ sau sinh

02:30 15/10/2015
Sự kiệt sức sau cơn vượt cạn, sự thiếu ngủ vì chăm sóc con ban đêm, sự thay đổi thói quen sinh hoạt, trách nhiệm nuôi dưỡng con… là những thách thức không nhỏ đối với người phụ nữ.
 

 

Hormone progesterone và estrogen làm cho cơ thể phụ nữ sau rơi vào tình trạng mất cân bằng sinh lý, tạo nên những biến đối về tâm lý ở các mức độ khác nhau từ một vài ngày đến nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Điều được gọi là sự thay đổi hậu sản.


Sự thay đổi tâm lý, tình cảm, sang chấn tinh thần của phụ nữ sau khi sinh đã được chỉ ra từ thời cổ đại qua các tác phẩm của nhà y học nổi tiếng Hippocrates. Tuy nhiên cho đến đầu thế kỷ 19, các bác sĩ ở Pháp và Đức mới bắt đầu công bố những nghiên cứu đầu tiên của mình về vấn đề này. Cho đến ngày nay những biến đổi tâm lý sau sinh của phụ nữ không chỉ được nghiên cứu bởi các nhà y học mà còn được các nhà tâm lý học, xã hội học khá quan tâm, tìm hiểu.

Những biểu hiện này được các nhà nghiên cứu chia làm 3 mức độ: nhẹ, vừa và nặng.

Ở mức độ nhẹ: Các triệu chứng trên thường xuất hiện trong khoảng từ ngày thứ 3 đến thứ 6 sau sinh và thường kéo dài trong khoảng 3 tuần thì chấm dứt. Tình trạng trên thường được gọi là “cơn buồn thoáng qua sau sinh” và được xem như là một phản ứng bình thường của phụ nữ sau sinh. Trên thế giới có khoảng từ 30% đến 85% số phụ nữ gặp tình trạng này trong khoảng, đặc biệt đối với những phụ nữ sinh con lần đầu tỷ lệ gặp tình trạng này tương đối cao – từ 80% trở lên.


Ở mức độ vừa: Các triệu chứng trên nếu kéo dài sau một tháng sau sinh hoặc 1 tuần sau sinh và có những biểu hiện tâm lý ngày càng nặng, thì người phụ nữ dễ mắc phải rối loạn “trầm cảm sau sinh”. Trên thế giới có khoảng từ 10% đến 15% số phụ nữ rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh. Giai đoạn dễ bị trầm cảm nhất là từ tuần thứ 8 cho đến tuần 20. Các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng liệu pháp tâm lý thường được dùng để trị liệu cho những người phụ nữ bị trầm cảm sau sinh đã đạt hiệu quả cao.

Ở mức độ nặng: Các triệu chứng ở mức độ này được coi là một bệnh lý nghiêm trọng cần phải có sự can thiệp của thuốc và trị liệu về tâm thần. Bệnh được gọi là “loạn thần sau sinh” chiếm tỷ lệ khoảng 0,1-0,2% tổng số phụ nữ sau kỳ sinh nở. Những triệu chứng thường bắt đầu vào cuối tuần thứ nhất (sau 7 ngày), đôi khi vào tuần thứ hai sau sinh nhưng ít khi muộn hơn. Người phụ nữ tỏ ra sợ hãi, bứt rứt, đôi khi có biểu hiện rối loạn hành vi với những ý nghĩ hoang tưởng hoặc ảo giác. Người bệnh phản ứng một cách không bình thường với cả chồng và người thân trong gia đình. Thời gian mắc bệnh kéo dài càng khiến người phụ nữ có những rối nhiễu tâm thần, lệch lạc nhân cách và có thể trở nên nguy hiểm cho chính người mẹ và trẻ sơ sinh.

“Bất thường” trong tâm lý phụ nữ sau sinh được thể hiện ở?


Sự nhạy cảm của một bà mẹ mới sinh cao hơn gấp nhiều lần so với những người phụ nữ bình thường khác. Họ dễ nhạy cảm với những tiếng ồn, lời nói hay sự trách cứ, vui buồn bất chợt, thậm chí khóc nức nở bởi một chuyện không đâu, lo lắng, bất an và có sự lạc lỏng khi có sự xuất hiện của bé yêu làm đảo lộn sinh hoạt hàng ngày, giấc ngủ của chị em. Nếu không nhận được sự thông cảm, chia sẻ của người thân xung quanh đặc biệt là người chồng và tình trạng này kéo dài sẽ hưởng rất lớn đến tính cách, tâm lý phụ nữ sau sinh.

Đồng thời các bà mẹ sau sinh đều nảy sinh cảm giác lo sợ nhiều hơn, 24,1% phụ nữ sau khi sinh nói rằng họ có cảm giác lo sợ.  Lo lắng cho con là cảm giác của tất cả các bà mẹ. Từ khi mang bầu, người mẹ đã bắt đầu lo cho đứa con tương lai, và nỗi niềm đó sẽ còn theo đuổi đến hết cuộc đời. Lo con ăn chưa no, lo con bị đau ốm.

Những người phụ nữ sau sinh trở nên hay cáu gắt  hơn bao giờ hết.

 Sự kiệt sức sau cơn vượt cạn, sự thiếu ngủ vì chăm sóc con ban đêm, sự thay đổi thói quen sinh hoạt, trách nhiệm nuôi dưỡng con… là những thách thức không nhỏ đối với người phụ nữ. Nên họ sẽ cảm thấy cô  đơn, dễ mắc bệnh trầm cảm.

Phụ nữ sau sinh nên làm gì để ổn định tâm lý?



Nói chuyện với ai đó: Hãy trò chuyện với ai đó về cảm giác của bạn khi sinh em bé, rất có thể bạn nhận được sự đồng cảm từ người trò chuyện hay ít ra là trải nghiệm cảm giác cùng họ có thể giống hoặc khác bạn. Tâm lý bạn sẽ được giải toả khi hiểu biết hơn về vần đề này, nhất là với những bà mẹ mới sinh lần đầu.
Tâm sự với chồng: Hãy nói với chồng những cảm xúc và những sự biến đổi trong chính cơ thể bạn, cảm giác của bạn sau khi sinh để chồng bạn hiểu và thông cảm, đôi khi nó có tác dụng với những người thân trong gia đình bạn nữa, mọi người sẽ giúp bạn vượt qua những rối loạn về tâm lý phụ nữ sau sinh nhanh chóng bằng sự quan tâm, chăm sóc và thấu hiểu.
San sẻ công việc với người thân: Thời gian này bạn rất mệt mỏi và cần có sự nghỉ ngơi yên tĩnh vì vậy bạn nên san sẻ việc chăm sóc bé cho bà nội, bà ngoại hay thậm chí là chồng mình để có được thời gian ngủ, nghỉ lấy lại sức và ổn định tâm lý.

Tự chăm sóc bản thân: Đừng để cuộc sống đơn điệu tẻ nhạt: Là người phụ nữ vốn năng động sau khi sinh bạn cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt, bí bách khi quanh quẩn trong ngôi nhà của mình. Bạn nên có một khoảng thời gian đi dạo ngoài phố, shopping hay tụ tập bạn bè để cuộc sống không cảm thấy tẻ nhạt, gò bó.
Vứt bỏ những lo lắng không có cơ sở: Không nên qua nghiêm trọng hoá những vấn đề, lo lắng không đâu về tình trang sức khoẻ của bé, hoặc của bạn, những trạng thái, biến đổi, trong cuộc sống hàng ngày bởi các bé có sự phát triển khác nhau theo từng giai đoạn, sự thay đổi là sự hiển nhiên nếu không có thay đổi gì quá lớn, quá bất thường thì hãy gạt bỏ chúng đi nhé.
Tự chăm sóc bản thân: Đừng nên quá chú trọng đến việc chăm sóc cho trẻ mà bỏ bê bản thân mình, hãy dành thời gian nghỉ ngơi và tập luyện một cách có khoa học, thư giản và ăn uống, ngủ nghỉ có chừng mực bạn sẽ thấy cuộc sống thoải mái, bớt căng thẳng hơn. Không có sự tác động nào của tất bất kỳ ai bằng chính bạn vì bạn là ngươi hiểu rõ nhất mình cần gì và muốn gì với tâm lý phụ nữ sau sinh của một bà mẹ mà. Cố gắng lên nhé. Chúc bạn có một sức khoẻ tốt tâm lý ổn định và cuộc sống thật nhiều niềm vui khi gia đình có thêm một nhóc tỳ.

 

 

TUỆ ANH (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam