Táo bón khi mang thai dẫn tới tình trạng nhiễm độc mãn tính?
Táo bón ở bà bầu do đâu?
Nhiều người trước khi mang thai không hề bị táo bón nhưng sau đó, bị triệu chứng này trong suốt thai kỳ. Có thể nguyên nhân là do thai nhi chèn ép vào cơ quan tiêu hóa, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, có một nguyên nhân khác dẫn đến việc bà bầu bị táo bón là do thói quen ăn uống của các bà bầu, khiến tình trạng này càng trở nên nặng hơn.
Trong quá trình mang thai, nội tiết tố của bà bầu thay đổi rất nhiều, gây ra ảnh hưởng nhiều đến đường ruột và hệ tiêu hóa. Lượng hormone bà bầu tiết ra giúp nới lỏng các cơ trong cơ thể người mẹ và giúp thai nhi phát triển. Ngược lại, các cơ nới lỏng cũng đẩy áp lực lên hệ tiêu hóa, dẫn đến việc đào thải chất thừa ra ngoài gặp khó khăn.
Bà bầu nào cũng được khuyên bổ sung nhiều sắt để phòng chống dị tật bẩm sinh cho thai nhi và cung cấp đủ chất nuôi dưỡng cho con. Tuy nhiên, chất sắt có quá nhiều trong cơ thể người mẹ cũng là nguyên nhân gây ra táo bón.
Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn cũng có những mặt hạn chế vì nó ảnh hưởng tới việc hấp thu các khoáng chất như kẽm, magiê, sắt và sinh tố nhóm B cũng như làm giảm hiệu quả của việc chuyển hóa tiền sinh tố A thành sinh tố nhóm A. Vì vậy mẹ bầu nên cân đối lượng chất xơ trong thực đơn nhé.
Khi mang thai bị táo bón thì sao?
Táo bón khi mang thai khiến người mẹ dễ thiếu hụt chất dinh dưỡng. Vì chất thải và khí đọng lại trong ruột làm đầy bụng, khó chiụ, buồn nôn…Từ đó, mẹ bầu không muốn ăn vì ăn vào càng thấy tức bụng, khó chịu dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai.
Táo bón khiến việc đi vệ sinh khó khăn, bà bầu đi vệ sinh phải dùng lực nên dễ sảy thai. Hơn nữa, các chất độc bị tích tụ lâu ngày, rồi bị hấp thụ vào máu và lan truyền khắp cơ thể, dẫn tới tình trạng nhiễm độc mãn tính, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi.
Đi vệ sinh vào mỗi sáng khi ngủ dậy
Đi vệ sinh vào buổi sáng hoặc sau bữa ăn sáng sẽ giúp thải độc ruột. Các chuyên gia sức khỏe cho biết rằng, việc đi vệ sinh sau bữa ăn khoảng 1 giờ là rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, các thai phụ nên tránh ngồi xổm khi đi vệ sinh vì điều này có thể làm tăng áp lực cho ổ bụng.
Làm thế nào để các mẹ bầu có thể giảm tránh chứng táo bón trong thai kỳ? Các mẹ bầu nên tham khảo một số phương pháp sau.
Giảm liều lượng canxi
Tiêu thụ quá nhiều canxi khi “bầu bí” có thể khiến phân bị rắn, gây nên chứng táo bón, ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu. Nếu sử dụng nhiều sữa hoặc các sản phẩm từ sữa hàng ngày, bạn nên cắt giảm tới mức cho phép. Nếu không có chỉ định của bác sĩ, bạn không nên tùy ý bổ sung canxi.
Giảm liều lượng sắt
Thừa sắt cũng có thể là nguyên nhân gây táo bón cho thai phụ. Bạn nên ăn những thực phẩm chứa sắt và dùng cách bổ sung sắt theo đúng tiêu chuẩn mà bác sĩ đã quy định. Bạn nên uống giãn cách từng lượng nhỏ sắt một, thay vì uống một số lượng lớn tại cũng một thời điểm.
Duy trì trạng thái tâm lý thoải mái
Duy trì trạng thái tâm lý thoải mái cũng rất có lợi cho sức khỏe, ngoài ra điều này có còn giúp cho các thai phụ bài tiết chất thải ra ngoài, hạn chế tình trạng táo bón.
Thực đơn nhiều chất xơ
Hãy tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn. Chất xơ hấp thụ nước và làm mềm các chất thải rắn, dễ dàng thải các chất cặn bã ra ngoài. Chất xơ có nhiều trong cam, chanh và cây họ đậu có tác dụng kích thích hệ vi khuẩn đường ruột và hiệu quả khá tốt trong điều trị táo bón. Tốt nhất, bạn nên ăn khoảng 25 đến 30 gram chất xơ mỗi ngày.
Thực phẩm giàu vitamin: các loại rau xanh, giá đỗ, các loại hoa quả như dâu tây, lê, cam, quýt… Nho, chuối, đu đủ chín, bưởi và khoai lang là loại quả được biết đến với tác dụng phòng táo bón hữu hiệu. Thức ăn nhiều chất bã: hoa quả tươi, nấm, rong biển…
Tránh ăn những thức ăn dễ gây ra táo bón. Bánh mì trắng và những thức ăn làm từ ngô rất dễ làm cho bạn bị táo bón. Nên hạn chế những thức ăn này.
Nên uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ. Điều này giúp cho cơ thể bạn dễ dàng bài tiết ra những chất cặn bã để “tống khứ” ra bên ngoài vào sáng hôm sau. Tránh uống các loại đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê, cola và chất cồn vì nó có thể gây ra tình trạng khử nước của cơ thể, làm chứng táo bón thêm nặng.
Có chế độ ăn uống hợp lý
Ăn nhiều loại thực phẩm có chứa chất xơ, chẳng hạn như táo, cà chua... Nước mật ong cũng rất tốt trong việc điều trị táo bón.
Tập luyện nhẹ nhàng và đều đặn
Vận động tích cực cũng giúp ngăn ngừa táo bón, tăng cường sức khoẻ toàn thân, đặc biệt là khi tính chất công việc của bạn phải ngồi nhiều.
Những bài tập tăng cường cơ hông có tác dụng giảm dấu hiệu bị táo bón khi mang thai. Ngoài ra, bạn cũng nên đi bộ hoặc bơi lội để kích thích sự hoạt động của đường ruột. Nếu không thể tập luyện hàng ngày, bạn nên duy trì chế độ tập khoảng 2-3 lần/tuần, mỗi lần 20-30 phút. Các hoạt động thể chất có thể làm tăng cường nhu động dạ dày, ngủ đủ giấc để cân bằng tâm trạng cũng là cách giúp làm giảm tình trạng táo bón.
TUỆ ANH (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua