Thói quen ăn và chế biến thịt kiểu này dễ mắc bệnh ung thư
Các loại thịt chứa nhiều đạm,được dùng làm thực phẩm cho con người và phù hợp cho sự phát triển của thể chất. Thịt thực phẩm có nhiều dạng chế biến đưa ra tiêu thụ như ướp lạnh, hun khói, đóng hộp,... nhưng phổ biến nhất là thịt tươi.
Cách chế biến thịt cũng đa dạng như thịt luộc, thịt kho, thịt xào, thịt hầm... Tuy nhiên, nhiều thói quen ăn và chế biến thịt sai cách có thể gây hại cho sức khỏe.
Dưới đây là những thói quen ăn và chế biến thịt sai cách của nhiều bà nội trợ có thể gây hại cho sức khỏe và là nguyên nhân mắc bệnh ung thư.
1. Những sai lầm khi chế biến thịt
Dùng một thớt thái cả thịt và rau, cả đồ sống và đồ chín
Đây là sai lầm khi nấu thịt phổ biến nhất mà rất nhiều bà nội trợ mắc phải. Họ cho rằng, thớt thái thịt sau khi rửa sạch để khô thì đủ sạch để thái rau hoặc đồ ăn chín khác.
Tuy nhiên khi dùng thớt đó để thái thịt chín hay rau bạn sẽ vô tình ăn cả đống vi khuẩn vào cơ thể, sinh ra nhiều bệnh tật.
Cho thêm nước lạnh khi đang nấu
Cho thêm nước lạnh khi đang luộc thịt hoặc hầm xương: Đây là sai lầm khá phổ biến của những người nội trợ. Theo các chuyên gia về thực phẩm, trong thịt và xương có chứa nhiều protein và chất béo, nếu cho nước lạnh vào trong khi đang chế biến sẽ làm cho nhiệt độ của nước giảm đột ngột, protein và chất béo ngay lập tức bị kết tủa; các rãnh, khe hở của thịt và xương sẽ co lại và rất khó mềm. Bên cạnh đó mùi vị tươi ngon của thịt và xương cũng bị ảnh hưởng.
Nấu thịt quá chín
Tất cả các loại thức ăn cần nấu chín trước khi ăn, tuy nhiên nấu chín quá mức lại là điều không tốt, nhất là với thịt. Nhiều gia đình có thói quen đun thịt, ninh xương âm ỉ trên bếp thật lâu để cho thịt càng mềm, ngon...
Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cho biết, ở nhiệt độ 200 – 300 độ C, a-xít amin, creatinin, đường và các hợp chất vô hại trong thịt sẽ xảy ra phản ứng hóa học, hình thành các a-xít amino aromatic. Trong chất này có chứa đến 12 loại hợp chất hóa học, trong đó có 9 loại có khả năng gây ra ung thư.
Nấu thịt chín quá mức lại là điều không tốt.
Nấu quá nhiều thịt trong chảo
Việc nấu quá nhiều thịt vào một cái chảo sẽ làm nhiệt không đủ tác động đến toàn bộ thịt và khiến nước tiết ra nhiều hơn. Thịt sẽ bị xỉn màu và hương vị không được ngon như khi bạn nấu một lượng thịt vừa phải.
Rã đông thịt ở nhiệt độ cao
Nhiều người muốn rút ngắn thời gian rã đông thịt bằng cách đặt chúng gần bếp hoặc ngâm vào nước sôi. Khi gặp nhiệt độ cao, bề mặt của thịt hình thành một lớp màng cứng, ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt độ trong miếng thịt, tạo cơ hội cho các loại vi trùng, vi khuẩn sinh sôi nảy nở, làm thịt bị biến chất.
2. Những sai lầm khi ăn thịt như rước độc vào người
Ăn chân giò quá nhiều
Chân giò chủ yếu chứa protein, chất béo và chất keo protit. Ngoài ra, thực phẩm này còn có canxi, sắt, vitamin A, B, C. Song, lượng chất béo ở chân giò không tốt khi cơ thể ăn quá nhiều. Chưa kể chân giò có nhiều chất béo sẽ khiến quá trình tiêu hóa gặp nhiều khó khăn và không tốt với người có dấu hiệu cholesterol tăng cao.
Ăn chân giò quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.
Ăn nhiều thịt đỏ
Chuyên san Journal of the American Society of Nephrology đăng tải một nghiên cứu mới xem xét tác động về lâu dài của việc ăn thịt đỏ trên bệnh lý của quả thận.
Phát hiện này chứng minh sự thận trọng hiện nay trong việc tiêu thụ thịt đỏ. Thịt đỏ (thịt bò, cừu và heo) thường có trong bữa ăn hằng ngày. Viện Nghiên cứu ung thư Mỹ khuyến cáo nên ăn không quá 18 ounce (1 ounce bằng 23,34 g) thịt đỏ mỗi tháng bởi loại thực phẩm này có liên quan đến một vài dạng ung thư, trong đó có ung thư dạ dày.
Ăn tiết canh
Trong máu lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn. Khi ăn tiết canh chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn đó sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.
Ở Việt Nam, trên 70% bệnh nhân mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lòng lợn. Người nhiễm bệnh có triệu chứng viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Tỷ lệ tử vong khoảng 7%.
Ăn thịt kết hợp với các loại thực phẩm khác
Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, trong đông y thịt lợn đặc biệt kiêng kỵ với ốc bươu, cam thảo, mơ, con tôm… Sự kiêng kỵ của các món ăn này theo tương quan ngũ hành. Nếu ăn thịt lợn với ốc dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Thịt lợn chứa rất nhiều protein dùng với lá mơ dễ gây kết tủa lượng đạm khiến người ăn không thể hấp thu được. Cần kiêng kỵ để tránh gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể.
Theo PNO
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua