Dòng sự kiện:

Thói quen nấu ăn sai lầm có thể làm hại gia đình bạn!

Theo PLTPHCM
06:46 05/06/2018
Nhiều người cho rằng nguyên nhân gây ra các căn bệnh là do thực phẩm bẩn gây ra. Nhưng có những thói quen chế biến thực phẩm thường ngày cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra các căn bệnh nguy hiểm.

Cho thực phẩm vào dầu nóng

Cho đồ ăn lúc dầu nóng là một sai lầm!

Sau khi chế biến xong một món ăn, dầu mỡ và thức ăn vẫn còn sót lại trên mặt chảo. Khi nấu ở nhiệt độ cao, hỗn hợp này có thể sinh ra chất benzopyrene - một chất gây ung thư đã được cả thế giới công nhận.

Dầu ăn khi bị đun sôi, bắt đầu bốc hơi sẽ khiến cho các chất béo trong dầu bị oxy hóa và sản sinh các chất độc như aldehyde và lipid preoxide. Đó là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về ung thư, tim mạch, alzheimer và thậm chí là dị thật thai nhi. Cho nên, các chuyên gia sức khỏe khuyên chúng ta không nên để dầu nóng rồi mới cho đồ ăn vào mà nên cho thức ăn vào ngay từ đầu.

Sử dụng dầu, muối

Việc sử dụng nhiều dầu, muối hơn lượng gia vị cần nạp vào cơ thể sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn. Ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng và ung thư đường tiêu hóa. Những người đã mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận và suy gan, ăn nhiều muối sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn. Bạn nên sử dụng muối, dầu ở mức độ vừa phải.

Ướp dầu ăn trước khi nấu

Nhiều người có thói quen đem thực phẩm ướp qua dầu ăn sau đó mới xào, làm như vậy mùi vị, màu sắc của món ăn trông sẽ ngon hơn.

Tuy nhiên, phương pháp nấu ăn này sẽ khiến cơ thể dung nạp thêm nhiều chất béo, hàm lượng dinh dưỡng có trong rau củ cũng bị tổn hại, đồng thời cũng có thể sinh ra chất gây ung thư.

Vì thế, nên hạn chế ướp thêm dầu ăn vào thực phẩm và ăn nhiều các món nấu, luộc.

Ăn thử xem thức ăn còn dùng được hay không

Đồ ăn đã hỏng nên bỏ! Ảnh: Internet

Nhiều người vì tiếc đồ ăn thừa nên hay nếm thử đồ ăn xem chúng đã hỏng hay chưa. Tuy nhiên, cách làm này thực sự vô cùng tai hại.

Chỉ cần tiêu hóa một lượng nhỏ thức ăn bị nhiễm khuẩn cũng đủ để làm cơ thể bạn ốm. Ngoài ra, vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm không thể nếm, nhìn thấy hay ngửi được. Vì thế cách thử này không hề mang đến hiệu quả.

Rửa thịt gia cầm

Không cần thiết phải rửa thịt gia cầm mà có thể lau sạch gà, vịt bằng khăn giấy dùng một lần.

Cách tốt nhất để diệt sạch vi khuẩn trên gà đó chính là nấu thật kĩ, sao cho nhiệt độ trong thịt gà phải đạt 74 độ C (đo bằng nhiệt kế thực phẩm).

Thực tế, nước bắn tung tóe là cách lây lan vi khuẩn có hại trong bồn rửa chén và những bề mặt xung quanh. Vì thế, việc rửa thịt gia cầm thậm chí còn có hại.

Dùng nồi đã nấu để nấu món khác

Nhiều người vì tiết kiệm thời gian hoặc là thấy nồi nấu vẫn còn sạch nên sau khi nấu xong một món ăn lại tiếp tục nấu thêm món khác.

Tuy nhìn trong mặt nồi có vẻ sạch nhưng vẫn còn sót lại dầu mỡ và các vụn thức ăn thừa, nếu lại tiếp tục được làm nóng ở nhiệt độ cao chúng sẽ sinh ra các chất gây ung thư như chất benzopyrene…

Vì vậy, hãy rửa sạch nồi trước khi chế biến món khác, không chỉ giảm thiểu các chất gây hại mà còn phòng ngừa mùi vị của món ăn trước lẫn vào món ăn sau, ảnh hưởng tới chất lượng của món ăn.

Hâm lại thức ăn nhiều lần

Hâm lại thức ăn không tốt cho sức khỏe! Ảnh: Internet

Nhiều người vẫn thường tiếc thức ăn thừa nên hâm đi hâm lại đồ ăn mà không biết rằng việc đó có thể gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh.

Việc hâm lại thức ăn nhiều lần làm biến đổi các chất trong thực phẩm, dẫn đến triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi...

Vậy nên, hãy nấu vừa đủ cho mâm cơm của gia đình, không nên nấu thừa thãi rồi cất vào tủ lạnh dùng lại nhiều lần, vừa làm thức ăn mất đi độ ngon mà lại ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Để chung đồ sống và chín trong tủ lạnh

Vi khuẩn từ đồ tươi sống có thể nhanh chóng lây lan đến những thực phẩm khác cùng các bề mặt trong tủ lạnh.

Các chuyên gia khuyên rằng khi bảo quản thực phẩm, thịt sống phải trữ ở tầng dưới cùng tủ lạnh, nên tách rời thịt sống và thịt đã nấu chín.

Nguồn: Gia đình Việt Nam