Dòng sự kiện:

Thói quen uống nước sai lầm nhiều người mắc

15:00 27/08/2015
Bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều người chưa biết rằng, việc uống 8 ly nước trong ngày là việc làm không cần thiết.

 

 

 

 

Dưới đây là thói quen uống nước của mọi người nhưng hoàn toàn sai chỉ khiến co

1. Uống nước đun đi đun lại nhiều lần

Nước đun đi đun lại nhiều lần sẽ làm cho nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước tăng lên, khi vào cơ thể sẽ làm cho tim đập nhanh, khó thở.

 2. Uống 8 ly nước mỗi ngày


Không phải ai cũng cần phải uống 8 ly nước mỗi ngày bởi nhu cầu nước của mỗi người khác nhau. Nó phụ thuộc vào kích thước và trọng lượng cơ thể của mỗi người, yếu tố thời tiết để bạn uống ít hơn hay nhiều hơn lượng nước quy định. Khoảng 20% nước từ thực phẩm, như cà chua, dưa hấu, dưa chuột vì vậy khi ăn những thực phẩm này bạn nên giảm lượng nước uống.

3. Đợi khát mới uống nước

Trong một thời gian ngắn, cơ thể chỉ có một ít nước mà không được bổ sung các chất điện giải sẽ gây nên ngộ độc nước.

Thiếu nước trong thời gian dài khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức và có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.

4. Uống càng nhiều nước càng tốt

Dư thừa nước tự do trong cơ thể sẽ gây ra rối loạn các chất điện giải trong máu. Nồng độ các thành phần điện giải này trong máu có thể thấp do bị nước pha loãng, ảnh hưởng đến các tế bào và hoạt động của tế bào trong cơ thể, đặc biệt là tế bào não.

5. Nước vừa đun sôi uống luôn

Đây là thói quen xấu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư rất nguy hiểm do lúc này chất clo dùng để khử trùng nước sẽ kết hợp với các hợp chất hữu cơ có sẵn trong nước tạo nên hợp chất gây ung thư như halogen hóa hydrocacbon, chloroform, cực kỳ nguy hiểm.

6. Không uống nước trước khi đi ngủ và khi ngủ dậy

Ngủ không có nghĩa là cơ thể ngừng hoạt động. Vì thế, cần phải bổ sung nước trước khi ngủ để các cơ quan trong cơ thể được hoạt động một cách nhịp nhàng và đều đặn.

Bên cạnh đó, cả đêm cơ thể đã không được tiếp nước, uống nước vào buổi sáng sau khi thức dậy còn giúp cơ thể thải độc nữa đấy.

7. Uống nước ngọt thay nước lọc

Nhiều người cho rằng uống nước ngọt cũng là nước và có thể thay thế nước lọc. Tuy nhiên trong nước ngọt có nhiều hóa chất khiến cơ thể hồi hộp, tim đập nhanh, tạo cảm giác phấn chấn giả và sau đó bạn cảm thấy mệt mỏi hơn. Ngoài ra, hầu hết nước ngọt có gas có thể làm cho bạn bị đầy hơi, khó tiêu, hấp thu dưỡng chất kém, lượng đường lớn còn gia tăng khả năng béo phì.

Vì thế, tốt hết là hãy uống nước lọc, hạn chế uống nước ngọt có gas.

8. Uống nhiều nước sau vận động

Uống nước ngay sau khi tập thể dục hoặc chơi thể thao sẽ tạo áp lực cho tim và ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.

9. Vừa ăn vừa uống

Hệ tiêu hóa và dạ dày của bạn sẽ “lên tiếng” nếu bạn có thói quen vừa ăn vừa uống.

10. Uống nước quá lạnh

Bạn dễ bị đau bụng và tiêu chảy nếu như uống nước quá lạnh. Vì thế, nếu muốn làm dịu cơn khát thì chỉ nên uống nước lạnh vừa vừa thôi nhé.

11. Uống nước trong chai nhựa không đạt tiêu chuẩn


Chai nhựa được làm từ polyester có thể gây hại cho cơ thể khi gặp nhiệt độ cao nếu như chúng không được sản xuất đúng theo quy chuẩn.

12. Uống nước để lâu

Nước để lâu một thời gian có thể sinh vi khuẩn gây bênh. Đặc biệt là nước đóng chai. Vì thế không nên uống nước lọc để lâu ngày nhé.

13. Ăn mặn không uống nước

Ăn quá mặn có thể làm tăng huyết áp, sưng miệng, giảm cảm giác thèm ăn… Vì vậy sau khi ăn đồ ăn mặn điều cần làm trước tiên là phải uống nước lọc.

14. Ăn thực phẩm nhiều nước thay vì uống nước

Mặc dù các loại thức ăn chứa nhiều nước có thể bổ sung nước cho cơ thể nhưng chúng không thể thay thế nước hoàn toàn.

Vì thế, uống nước lọc là việc làm cần thiết ngay khi ăn nhiều trái cây và rau xanh.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Xem thêm video: [mecloud]tbxY79G4j5[/mecloud]