Tiếp xúc với ánh sáng ban đêm có làm rối loạn giấc ngủ của trẻ?
Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Lameese Akacem, một giảng viên của CU Boulder cho biết: "Mặc dù tác động của ánh sáng đến người lớn được nghiên cứu rộng rãi, nhưng hầu như không nghiên cứu nào nói về tác động của ánh sáng ban đêm tới sinh lý, sức khoẻ và sự phát triển của trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy rằng những đứa trẻ này rất nhạy cảm với ánh sáng."
Với sự khác biệt về giải phẫu và cấu trúc, mắt trẻ em nhạy cảm hơn so với các nhóm tuổi khác. Nghiên cứu mới này nghiên cứu về tác động của hoóc môn tới chất lượng giấc ngủ của trẻ em trước tuổi đến trường. Các nhà nghiên cứu tập trung vào melatonin, một hoóc môn có thể kiểm soát giấc ngủ và chu kỳ thức giấc. Bóng tối làm cho cơ thể sản xuất nhiều melatonin, là tín hiệu cho cơ thể để chuẩn bị cho giấc ngủ. Ánh sáng làm giảm sản xuất melatonin và báo hiệu cơ thể để chuẩn bị thức dậy. Một số người khó ngủ có nồng độ melatonin thấp. Do đó, một số nghiên cứu cho rằng việc bổ sung thêm melatonin có thể giúp bạn ngủ tốt hơn. Melatonin cũng đóng một vai trò trong các quá trình cơ thể khác như điều hòa nhiệt độ, huyết áp và chuyển hóa glucose.
Mắt trẻ em nhạy cảm hơn so với các nhóm tuổi khác
Cuộc thử nghiệm được tiến hành với sự tham gia của 10 trẻ em khỏe mạnh từ 3-5 tuổi. Các nhà nghiên cứu đã cho trẻ em thực hiện theo một lịch trình giấc ngủ thường xuyên trong năm ngày để thiết lập một đồng hồ sinh học mới. Trẻ em cũng được kiểm tra nước bọt nhiều lần trong một ngày nhằm đo mức melatonin. Vào ngày thứ sáu, ngôi nhà của trẻ em được lắp những tấm rèm nhựa màu đen và bóng đèn trong nhà được đổi thành bóng đèn tiết kiệm điện năng thấp.
Tối hôm sau, các em chơi dưới một ánh sáng đèn bàn phát ra 1.000 lux ánh sáng trong một giờ. Sau đó các nhà nghiên cứu thu thập mẫu nước bọt một lần nữa. Khi so sánh với đêm trước, họ phát hiện ra rằng mức melatonin giảm đáng kể, giảm gần 88% sau khi tiếp xúc với ánh sáng. Mức độ melatonin cũng bị ức chế trong gần một giờ sau khi đèn tắt .
Hạn chế của nghiên cứu này là số lượng người tham gia còn ít và việc sử dụng ánh sáng có cường độ cao hơn so với ánh sáng từ các thiết bị điện tử. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng trong một nghiên cứu trước đó, một giờ kích thích ánh sáng (mạnh gấp 10 lần so với nghiên cứu hiện tại) đã giảm lượng melatonin chỉ bằng 39% ở người lớn.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Mẹo đơn giản giúp bạn có giấc ngủ sâu
- Giấc ngủ quan trọng với trẻ như thế nào, con bạn có đang đi ngủ quá muộn?
- 4 thói quen phá hỏng giấc ngủ mà bạn không hay biết
- Cách ăn uống ảnh hưởng tới giấc ngủ như thế nào?
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua