Dòng sự kiện:

Tìm hiểu bệnh ung thư trực tràng Trần Lập đang đối mặt

18:00 05/11/2015
Ngày qua, người hâm mộ bàng hoàng trước thông tin nhạc sỹ, ca sĩ Trần Lập mắc bệnh ung thư. Vậy căn bệnh ung thư trực tràng mà Trần Lập đang phải đối phó đáng sợ tới mức nào?

 

 

 

[mecloud]UFhcnRO9AT[/mecloud]

Bệnh ung thư trực tràng hình thành như thế nào?

Ung thư đại – trực tràng là ung thư phát khởi nguyên thủy từ ruột già, là phần cuối cùng của ống tiêu hóa.

Sau khi thức ăn được nhai, nuốt qua thực quản vào dạ dày, thức ăn được tiêu hóa rồi đi xuống ruột non. Đây là đoạn dài nhất trong ống tiêu hóa, hơn 6 mét chiều dài.

Ruột non tiếp tục tiến trình tiêu hóa thức ăn rồi hấp thu lại chất bổ dưỡng. Ruột non tiếp nối với ruột già, còn gọi là đại tràng dài 1,5 mét.

Đoạn đầu của đại tràng có chức năng hấp thu nước cùng chất bổ dưỡng và là nơi chứa chất bã. Chất bã thành phân đi xuống trực tràng, là 16 cm cuối cùng của ống tiêu hóa. Từ đây phân đi ngang hậu môn ra ngoài cơ thể bệnh nhân.

Đại tràng chia thành 4 đoạn. Ung thư có thể khởi phát từ bất cứ đoạn nào trên đại tràng hoặc trực tràng. Ung thư xuất phát từ lớp trong cùng của thành ruột (niêm mạc đại – trực tràng) sau đó xâm lấn ra phía ngoài qua các lớp khác của thành ruột. Xác định giai đoạn (staging) là xem ung thư đã ăn lan đến đâu.

Nguyên nhân gây bệnh

Những người mắc ung thư trực tràng thường xuất phát từ những nguyên nhân sau:

-Có ung thư đại – trực tràng trước đó: mặc dù đã cắt bỏ hết đoạn ruột bị ung thư nhưng dễ bị ung thư ở vị trí khác trên đại tràng.

-Có tiền sử bị pôlíp đại – trực tràng: vài loại pôlíp làm tăng nguy cơ bị ung thư đại – trựctràng, nhất là pôlíp có kích thước lớn hoặc có nhiều pôlíp.

-Có tiền sử mắc bệnh đường ruột: hai bệnh Viêm loét đại tràng và bệnh Crohn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại – trực tràng.

-Tiền sử gia đình: có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư đại – trực tràng, nhất là thân nhân có quan hệ huyết thống gần thì nguy cơ mắc bệnh tăng cao, nhất là khi ung thư xảy ra trước tuổi 60.

-Một số hội chứng bệnh gia đình: Ở một số gia đình, các thành viên có thể bị hàng trăm pôlíp trong đại tràng và trực tràng. Ung thư thường khởi phát từ một hoặc nhiều pôlíp loại này.

-Khẩu phần ăn: thức ăn chứa nhiều mỡ, nhất là mỡ động vật làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại – trực tràng.

-Thiếu vận động: người ngồi một chỗ dễ bị mắc bệnh ung thư đại – trực tràng.

-Béo phì: làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại – trực tràng.

-Hút thuốc lá: hầu như ai cũng biết hút thuốc lá dễ bị ung thư phổi. Nghiên cứu gần đây cho thấy người hút thuốc lá còn chết vì ung thư đại – trực tràng nhiều hơn người không hút 30-40%.

-Uống rượu.

-Tiểu đường: tăng nguy cơ mắc bệnh lên 30-40% so với người bình thường. Tỷ lệ tử vong cũng cao hơn.

-Làm việc ban đêm: một nghiên cứu cho thấy phụ nữ làm việc về đêm nhiều, ít nhất 3 lần mỗi tháng trong vòng 15 năm dễ bị ung thư đại – trực tràng hơn người bình thường.

Biểu hiện của người mắc bệnh

Ung thư ở mỗi vị trí trên khung đại tràng sẽ có những biểu hiện triệu chứng khác nhau.

Thường thì bệnh ung thư đại tràng sẽ không có biểu hiện gì trong một thời gian dài ủ bệnh nhưng khi có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây bệnh nhân cần đi khám ngay:

– Trực tràng bị chảy máu bất kể với tần suất ít hay thường xuyên mà không có ly do rõ ràng.

– Sự thay đổi liên tục bất ngờ trong thói quen bài phân: táo bón, tiêu chảy hoặc táo bón, đại tiện ra phân có kèm theo chất nhầy.

– Đau quặn bụng và đại tiện có mót rặn thường xuyên mà không giải thích được nguyên nhân.

– Mệt mỏi, khó thở, chóng mặt. Đây là dấu hiệu của chứng thiếu máu do việc mất máu để nuôi dưỡng khối u. Người bệnh bị giảm cân nhanh chóng.

Tùy theo vị trí của khối u chúng ta có thể xác định được đó là bệnh ung thư đại tràng phải hay trái. Mỗi lại cũng có những biểu hiện triệu chứng khác nhau.

– Với các triệu chứng như táo bón và đau quặn bụng. Khi u nằm ở phần thấp thường phân có dải và dính dây máu. Khối u chỉ sờ thấy trong 1/4 trường hợp thì đó là ung thư trực tràng trái.

Tuy nhiên cũng có trường hợp ung thư đại tràng chỉ phát hiện do di căn nhất là di căn gan hoặc do tắc ruột.

Điều trị ung thư trực tràng như thế nào?

Ba cách điều trị ung thư đại- trực tràng là phẫu thuật cắt bỏ bướu, hóa trị và xạ trị hỗ trợ. Người ta hay gọi là điều trị đa mô thức nghĩa là điều trị bằng nhiều cách.

Tùy theo giai đoạn của ung thư sẽ áp dụng 2 cách điều trị cùng lúc hoặc theo thứ tự trước sau. Tiên lượng của bệnh nhân tùy thuộc vào kiến thức và kinh nghiệm của nhóm thầy thuốc điều trị.

Phẫu thuật (cắt)

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính của ung thư đại – trực tràng.

Thông thường với ung thư đại tràng, phẫu thuật viên sẽ cắt đoạn đại tràng có ung thư cùng các hạch đi kèm. Hai đầu ruột sẽ được nối lại (nối bằng tay hay bằng máy khâu-nối gọi là stapler). Phẫu thuật cắt trước thấp được áp dụng cho ung thư phần thấp của đại tràng. Sau khi cắt bướu, 2 đầu ruột được nối lại và bệnh nhân vẫn đi cầu như bình thường.

Với ung thư đại tràng còn sớm có thể mổ cắt bướu qua nội soi ổ bụng với các đường mổ nhỏ, nhờ đó bệnh nhân phục hồi nhanh và ít đau sau mổ.

Xạ trị

Xạ trị là dùng tia có năng lượng cao (tia X) để diệt tế bào ung thư hoặc làm teo tế bào. Xạ trị có thể từ bên ngoài cơ thể hoặc bên trong, ghim vào mô bướu.

Xạ trị có thể giúp hỗ trợ sau mổ bằng cách diệt số tế bào ung thư còn sót lại mà mắt trần không nhìn thấy trong khi mổ.

Nếu bướu quá lớn hoặc ở vị trí khó mổ chúng ta có thể cho xạ trị trước cho bướu nhỏ lại để mổ dễ hơn.

Xạ trị cũng dùng để làm giảm nhẹ các triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân như tắc ruột, chảy máu hay đau.

Hóa trị

Hóa trị là dùng thuốc bằng đường tiêm truyền hoặc uống để diệt tế bào ung thư. Các thuốc này vào máu và đi khắp cơ thể vì thế phương pháp này có lợi thế cho trường hợp ung thư đã tiến triển xa.

Đối với một số giai đoạn bệnh, nếu dùng hóa trị hỗ trợ sau mổ có thể giúp tăng thêm thời gian sống cho bệnh nhân. Hóa trị cũng giúp giảm triệu chứng trong trường hợp ung thư đã tiến xa.

Đối với một số trường hợp có thể tiêm thuốc chống ung thư vào mạch máu nuôi khối u. Đó gọi là hóa trị vùng. Vì thuốc đi thẳng vào bướu nên có thể ít có phản ứng phụ toàn thân.

Hóa chất diệt tế bào ung thư nhưng cũng làm tổn hại tế bào bình thường gây ra các tác dụng ngoại ý. Điều này phụ thuộc vào loại thuốc, liều lượng và thời gian dùng thuốc.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]lRU8qLOZFN[/mecloud]