Tin vui: Phụ nữ không có tử cung vẫn có thể sinh con
Tổng cộng 4 phụ nữ bẩm sinh thiếu tử cung (còn gọi là dạ con) đã được nhận bộ phận này từ người hiến còn sống, trong một loạt cuộc phẫu thuật diễn ra hồi tháng trước tại Trung tâm Y khoa của Đại học Baylor. Đáng tiếc, 3 người trong số này phải cắt bỏ tử cung hiến do tuần hoàn máu đến các cơ quan vừa tiếp nhận quá yếu. Tuy nhiên, ca cuối cùng lại cho thấy triển vọng thành công đặc biệt lớn và cho đến nay vẫn chưa thấy dấu hiệu đào thải.
Tiến sĩ Giuliano Testa, phẫu thuật viên và giám đốc phẫu thuật cấy ghép bụng tại Baylor, đã thừa nhận rằng những kết quả này cho đến nay, tuy khá thất vọng, nhưng vẫn cho thấy sự tiến bộ to lớn. "Nếu bạn nhìn vào điều này từ khoa học, thì nó là một điều gì đó giúp chúng tôi học được rất nhiều, và chúng tôi đã có một bệnh nhân đang có quá trình cấy ghép rất tốt", ông nói. "Đây là sự khởi đầu của hy vọng rất lớn cho y học".
Đài CBS News cũng dẫn lời đội ngũ phẫu thuật gia, họ hy vọng đây sẽ là ca ghép tử cung thành công đầu tiên trên đất Mỹ, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong nỗ lực mang lại khả năng làm mẹ cho những phụ nữ trước đó không có khả năng này.
Trong quá khứ, có ít nhất 16 ca ghép tử cung trên toàn thế giới, bao gồm 1 trường hợp ở TP Cleveland (bang Ohio, Mỹ) từ người hiến đã tử vong nhưng không thành công. Hai bác sĩ của Đại học Gothenburg (Thụy Điển), tham gia hầu hết các cuộc phẫu thuật trên, đã đến Dallas hỗ trợ 4 ca ghép tử cung tại đây. Đã có ít nhất 5 ca sinh sau khi ghép tử cung tại Thụy Điển, và các bác sĩ ở Dallas hy vọng công trình của họ sẽ góp phần nâng cao xác suất ghép tử cung thành công cho những người phụ nữ bẩm sinh thiếu tử cung hoặc bộ phận này có vấn đề, theo Đài CNN.
Lần đầu tiên trên thế giới, một phụ nữ tại Thụy Điển đã sinh hạ thành công sau khi được cấy ghép tử cung, mang lại hy vọng cho những người mất tử cung vì ung thư hoặc nguyên nhân khác.
Tử cung được hiến có thể lấy từ người hiến còn sống hoặc đã qua đời. Và cuộc thí nghiệm lâm sàng ở Baylor tập trung vào cả 2 loại. Trong khi đó, những cuộc phẫu thuật ở Thụy Điển đều dựa trên bộ phận lấy trực tiếp từ người hiến còn sống, hầu hết từ mẹ hoặc chị em của người tiếp nhận. Để được chọn vào chương trình của Mỹ, phụ nữ phải từ 20 - 35 tuổi, có ống dẫn trứng bình thường, khỏe mạnh. Đầu tiên trứng sẽ được lấy bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (IVF), phối với tinh trùng thành phôi sử dụng được trước khi các bác sĩ đông lạnh phôi. Sau khi tử cung được ghép xong, trứng được rã đông sẽ được cấy vào tử cung đã được cố định sau ít nhất 1 năm. Đứa bé được sinh ra theo phương pháp này sẽ chào đời bằng phương pháp mổ đẻ. Sau 1 hoặc 2 ca mang thai thành công, tử cung sẽ được lấy khỏi cơ thể người nhận.
Ghép tử cung là một trong nhiều xu hướng đang thịnh hành của mảng y tế, đánh dấu sự đột phá mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe những năm gần đây.
Chẳng hạn, vào ngày 5.10, các bác sĩ của Bệnh viện Phụ nữ và Brigham ở TP Boston (Mỹ) cho hay đã thực hiện ca ghép hai chi trên cho một cựu binh bị mất tứ chi ở Afghanistan. Cách đây 2 năm, nhóm chuyên gia của Bệnh viện Hội giám lý Houston và Trung tâm ung thư Anderson MD đã thực hiện ca ghép một phần xương sọ và da đầu lần đầu tiên trên thế giới cho một bệnh nhân điều trị ung thư. Hơn 20 ca ghép mặt cũng được triển khai kể từ khi ca đầu tiên được thực hiện ở Pháp vào năm 2005.
Theo Health/PNO
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua