Tránh thói quen ăn uống này để hệ tiêu hóa và sức khỏe của bạn không bị tàn phá
Việc ăn cơm tưởng chừng vô cùng đơn giản nhưng thực tế nếu ăn không đúng cách cũng có thể tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi cho sức khỏe. Một trong những sai lầm mọi người cần tránh đó là không uống nước trong khi ăn.
Uống nhiều nước là một thói quen tốt nhưng mọi người cũng nên biết có những thời điểm, khi chúng ta uống nước, nó có thể làm giảm lợi ích thậm chí tạo ra các phản ứng có hại cho cơ thể.
"Không nên uống nước trong khi ăn" có thể là lời khuyên mà chúng ta từng ít nhất được nghe một lần. Dưới đây là một số tác hại của việc vừa uống vừa ăn mà mọi người nên biết.
Gắp thức ăn cho người khác
Gắp thức ăn mời người khác là một trong những nét văn hóa đặc trưng, thể hiện sự hiếu khách của người Việt. Thế nhưng hành động tưởng như rất đẹp này lại gây ra nguy hại đối với sức khỏe của chúng ta. Việc dùng chung đũa, muôi, nước chấm là một con đường lây lan các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, quai bị…
Trong khoang miệng của mỗi người chứa gần 80 triệu vi khuẩn khác nhau trong đó có những vi khuẩn gây bệnh viêm gan, viêm loét dạ dày… có thể lây lan qua đường ăn uống chung. Hơn thế nữa, người được gắp chưa chắc đã thích món ăn mà bạn gắp cho họ. Vậy nên trong bữa ăn, chúng ta nên hạn chế việc gắp thức ăn cho người khác, nếu có, hãy nhớ xoay đầu đũa hoặc sử dụng một đôi đũa sạch khác bạn nhé.
Uống nước trong bữa ăn
Uống nước trong bữa ăn làm gián đoạn quá trình tiêu hóa
Giai đoạn đầu của quá trình tiêu hóa bắt đầu từ miệng, nơi thức ăn được tiêu hóa đến 25% trước khi đưa vào dạ dày. Nhiệm vụ này được thực hiện bởi răng. Khi thức ăn được nhai đúng cách, cơ thể sẽ sản xuất đủ lượng nước bọt giúp thức ăn dễ dàng được đưa xuống dạ dày. Nước bọt thay thế chức năng của nước vì nó có 98% nước và 2% enzym tiêu hóa.
Nước bọt không chỉ chứa các enzyme giúp phân hủy thức ăn, mà nó còn giúp kích thích dạ dày giải phóng enzyme tiêu hoá và sẵn sàng cho quá trình tiêu hóa. Khi bạn uống nước trong bữa ăn, cơ thể sản xuất ít nước bọt hơn, từ đó quá trình tiêu hóa cũng trở nên khó khăn hơn.
Đồng thời nếu nước vào dạ dày cùng với thức ăn, nó làm loãng các dịch tiêu hóa khiến quá trình tiêu hóa suy yếu. Việc tiêu hóa không đúng cách có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khoẻ, bao gồm đầy bụng, khó chịu, khó tiêu, ợ nóng...
Làm loãng axit dịch vị do dạ dày tiết ra để tiêu hóa thức ăn
Một số chuyên gia cho rằng uống nước cũng làm loãng axit dịch vị do dạ dày tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Axit dạ dày tiết ra không đầy đủ, kết hợp với nhiều chất lỏng sẽ khiến thức ăn không được tiêu hóa hết, gây ra các chất béo và các loại dầu thực phẩm bám với nhau ngăn cản sự hấp thụ dinh dưỡng.
Làm tăng tích tụ mỡ trong cơ thể
Thói quen uống nước trong suốt bữa ăn có thể gây cản trở cho năng suất làm việc của hệ tiêu hóa, từ đó làm cho hàm lượng insulin không ổn định, lượng mỡ tích tụ lại trong cơ thể nhiều hơn nên sẽ khiến bạn có nguy cơ tăng cân. Với người gặp vấn đề đường tiêu hóa hoặc bệnh tiểu đường, hậu quả còn nghiêm trọng hơn.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Mẹo ăn uống, vận động để tăng khả năng chiến đấu với ung thư
- Những lỗi ăn uống của mẹ bầu khiến thai nhi kém thông minh
- Giám đốc bệnh viện K: 35% ung thư do chế độ ăn uống
- Bí quyết vàng chuyện ăn uống để 'mẹ tròn con vuông'
- Bạn có nguy cơ mắc bệnh gan nếu ăn uống kiểu này!
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua