Trẻ ăn bao nhiêu thịt, cá mỗi ngày là đủ?
Tuy nhiên thừa đạm cũng vô cùng nguy hiểm
Nhiều bố mẹ cho con ăn thịt lợn thăn, bò, gà… đến thủy hải sản mỗi bữa nhiều không kém gì so với người trưởng thành, thậm chí còn để trẻ ăn thỏa thích, khi nào chán miệng thì thôi. Kết quả sau một thời gian trẻ không những không tăng cân mà còn xanh và gầy yếu, một số trẻ chán ăn.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết luận rằng cơ thể thiếu đạm, sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng nhưng cơ thể thừa đạm cũng nguy hiểm không kém.
Chất đạm có trong thức ăn có nguồn gốc động vật như thịt, cá, sữa, trứng, tôm, cua… và thức ăn có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, lạc, vừng, gạo…
Protein (đạm) là thành phần cơ bản của tế bào, có vai trò quan trọng trong quá trình duy trì và phát triển các chất cơ bản của hoạt động sống; là nguyên vật liệu để cấu trúc, xây dựng và tái tạo các tổ chức trong cơ thể; là thành phần chính của các kháng thể giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, thực hiện chức năng miễn dịch; là thành phần của các men và các nội tiết tố (hormone) rất quan trọng trong hoạt động chuyển hóa của cơ thể; có vai trò đặc biệt quan trọng trong di truyền, hình thành và hoàn thiện hệ thần kinh giúp cơ thể phát triển cả về trí tuệ và tầm vóc. Chất đạm còn là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể,
Thiếu hụt đạm sẽ dẫn đến cơ thể chậm tăng trưởng suy dinh dưỡng, rối loạn chức năng nhiều tuyến nội tiết, suy giảm miễn dịch, tăng tần suất nhiễm trùng…
Ăn nhiều đạm động vật có thể ảnh hưởng đến chức năng thận. Khi cơ thể bị nạp quá nhiều đạm, áp lực lọc cầu thận bị tăng cao, gây mất nước, toan chuyển hóa. Cơ thể phải huy động canxi từ xương để tạo thành phốt-phát can-xi, nhằm kiềm hóa và duy trì độ pH được duy trì ở mức ổn định. Vì canxi bị lấy từ xương nhiều, có thể dẫn đến xốp xương, loãng xương. Đồng thời khi canxi được lấy để cân bằng độ toan kiềm trong máu, chúng sẽ được đào thải qua thận. Quá trình này kéo dài dẫn tới việc lắng đọng, gây sỏi thận.
Trẻ ăn nhiều đạm quá còn bị đi ngoài phân sống là khi trẻ ăn gì thường đi ngoài ra cái đó, xét nghiệm cặn dư phân còn các chất đạm, tinh bột, mỡ trong phân nhiều. Đây là một trong những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa hay còn gọi là loạn khuẩn đường ruột. Một trong những nguyên nhân là do cho trẻ ăn uống chưa đúng cách: trẻ ăn dặm quá sớm, quá nhiều loại thức ăn giàu đạm, đường, chất béo... ít chất xơ, vitamin trong khi hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa hoàn thiện… dẫn đến tình trạng thức ăn không được tiêu hoá hoàn toàn, đi ngoài phân sống. Đây là một trong những lý do khiến trẻ ăn nhiều đạm mà vẫn còi.
Lượng đạm như thế nào là đủ cho trẻ ở các lứa tuổi
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhu cầu về chất đạm cho bé được tính như sau:
- Bé dưới 6 tháng có nhu cầu chất đạm trong một ngày là 20g.
- Bé 6 -7 tháng cần 20 -25g đạm/ngày. Tương đương khoảng 2-3 thìa cafe thịt (cá, tôm…) xay (băm) nhỏ chia 2-3 bữa. Nếu ăn trứng thì chỉ cho bé ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà hoặc 2 lòng đỏ trứng chim cút.
- Bé 8-9 tháng: nhu cầu chất đạm cao hơn, khoảng 50-100g thịt hoặc cá, tôm, đậu phụ trong một ngày chia 3 bữa hoặc một lòng đỏ trứng gà/bữa. Một tuần có thể cho bé ăn 3-4 quả trứng.
Trẻ từ 1- 3 tuổi cần từ 28 - 30g; trẻ từ 4 -6 tuổi cần từ 36 - 40g; trẻ từ 7 - 9 tuổi cần từ 40 - 45g và trẻ trên 10 tuổi có nhu đạm là 50 - 60 gam.
Nên cho bé ăn cả đạm động vật và thực vật. Đạm động vật (gồm thịt, cá… và mỡ lợn, mỡ gà…), còn đạm thực vật gồm dầu ăn hay các loại đỗ….
Đạm động vật thường có đủ 8 axit amin cần thiết. Còn đạm thực vật có thể thiếu một hoặc nhiều axit amin cần thiết.
ThS. BS Dinh dưỡng Nguyễn Trọng An cho biết, trẻ em từ 2-5 tuổi cần 25- 35g đạm/ngày. Với những trẻ bị thiếu đạm cần bổ sung trứng và sữa vào bữa ăn. Trứng và sữa là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng đặc biệt cao. Trong trứng có đủ chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng, các men và hormone. Hơn nữa, tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong trứng tương quan với nhau, phù hợp cho sự phát triển của cơ thể trẻ em.
Theo BS CKII Đinh Thị Kim Liên, Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Bạch Mai thì trẻ cần 4 - 5 g đạm/kg cân nặng mỗi ngày. Số gam đạm trong 100g thực phẩm là: Thịt lợn hoặc thịt bò, thịt gà nạc có 20-21 g; cá, tôm cua (đã trừ phần thải bỏ) 16-18 g; trứng gà (vịt) 13-14 g; đậu phụ 9 g.
Các nhà khoa học cũng cho rằng, tỷ lệ cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật (từ rau, củ, quả, hạt) trẻ em cần thu nạp hằng ngày là 70/30. Có nghĩa trẻ em nên ăn 70% đạm từ động vật và 30% từ thực vật.
Bên cạnh lượng đạm hợp lý, bữa ăn cho trẻ cũng cần chú ý đến các vi chất cần thiết để trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh.
NGỌC LÂM/Theo Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua