Trẻ dễ bị viêm màng não, hoại tử xương tai nếu mẹ mắc sai lầm này
Sai lầm do tự ý nhỏ thuốc và rửa mũi cho con
Chị Khanh (Đội Cấn, Hà Nội) cho biết thời gian gần đây thấy con kêu đau trong tai, đưa đi khám thì phát hiện con bị viêm tai giữa. Được biết, chị Khanh trước đó rất hay rửa mũi cho con mỗi khi con có các biểu hiện viêm mũi, cảm cúm. Chị cứ nghĩ làm như thế giúp con bớt khó chịu, nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên, đến lúc đi khám thì mới ngã ngửa khi bác sĩ phát hiện con chị bị viêm tai giữa, trong tai có mủ. Nguyên nhân được xác định là do sổ mũi lâu dần dẫn đến viêm tai giữa.
Rửa mũi không đúng cách sẽ khiến trẻ bị viêm tai giữa, lâu ngày không được điều trị triệt để sẽ gây biến chứng như viêm màng não, hoại tử xương tai
Trường hợp của chị Khanh không phải là hiếm gặp, vì có rất nhiều bà mẹ đã áp dụng cách vệ sinh và nhỏ mũi như vậy, do không theo chỉ định và sai cách nên con bị viêm tai giữa. Việc phát hiện viêm tai giữa ở trẻ trong giai đoạn đầu thường rất khó vì bệnh này có biểu hiện gần giống các bệnh hô hấp thông thường như sổ mũi, cảm cúm, nóng sốt, hay quấy khóc…
Nếu các bậc cha mẹ chủ quan tự chữa, lâu ngày sẽ khiến bệnh trở nặng và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa mạn tính, viêm xương chũm, viêm màng não và Cholesteatone (tức xương tai bị hoại tử).
Cách rửa mũi đúng cho trẻ
Đầu tiên, mẹ đặt trẻ nằm nghiêng đầu sang 1 bên sao cho phần đầu thấp hơn phần chân. Nhẹ nhàng bóp 1-2 giọt nước muối cho mỗi bên mũi. Dùng khăn mềm thấm nước muối và phần dịch mũi chảy ra. Trong những trường hợp dịch mũi đặc sệt, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi cho trẻ.
Theo các bác sĩ khoa nhi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc sử dụng thuốc nhỏ mũi làm co mạch để thông mũi hầu như không cần thiết. Vì vậy, nếu có ý định vệ sinh mũi cho trẻ, mẹ chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý thông thường. Trong trường hợp trẻ bị nghẹt mũi nặng, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia để lựa chọn loại thuốc nhỏ mũi phù hợp với độ tuổi của trẻ. Không nên tự ý mua thuốc cho trẻ.
Khi rửa mũi cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh, mẹ không nên dùng xi-lanh, kể cả loại nhỏ. Nên sử dụng bình rửa mũi chuyên dụng với áp lực chuẩn được bán rộng rãi ở các nhà thuốc bệnh viện uy tín.
Ngoài ra, theo khuyến cáo, mẹ không nên quá lạm dụng việc rửa mũi cho trẻ, chỉ nên áp dụng cho những trường hợp trẻ bị sụt sịt hoặc bị nghẹt mũi. Những trường hợp thông thường, mũi của bé sẽ có cơ chế tự làm sạch riêng. Rửa mũi thường xuyên sẽ làm mất đi lớp nhầy tự nhiên tạo độ ẩm và ngăn ngừa bụi bẩn trong khoang mũi, càng làm tăng nguy cơ gây khô mũi, viêm mũi. Thậm chí, nhiều trường hợp rửa mũi cho trẻ quá thường xuyên có thể gây teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng chức năng khứu giác của trẻ.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Mẹ lấy cồn 90 độ rửa mũi cho con: Tai hại từ việc nhầm hóa chất với nước thường
- Dùng xilanh tự chế rửa mũi cho con: Quá nguy hiểm!
- Mẹ hút nhầm cồn 90 độ để bơm rửa mũi cho con
70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua