Trẻ khó ngủ ở độ tuổi mầm non và tiểu học, mẹ phải làm sao?
Ở độ tuổi mầm non và tiểu học, mỗi ngày cần được ngủ từ từ 9-12 tiếng. Giấc ngủ rất quan trọng với trẻ trong giai đoạn này, góp phần phát triển chiều cao, cân nặng và giúp trẻ thông minh hơn.
Nếu trong độ tuổi trẻ đang lớn mà xảy ra vấn đề tình trạng khó ngủ, mất ngủ, bố mẹ cần tìm hiểu ngay để giúp bé kịp thời.
Giấc ngủ của của trẻ theo từng độ tuổi
Trẻ nhỏ từ 4 – 6 tuổi nên ngủ 12 tiếng/ngày là điều cần thiết, đi ngủ từ 8h tối, một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa càng tốt. Lớn hơn một chút từ 6 – 12 tuổi nên ngủ 10 tiếng/ngày, thậm chí 8h là đủ.
Nếu trẻ nhỏ thiếu ngủ, không chỉ khiến tinh thần giảm, hệ miễn giảm, còn ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Nhưng thời gian ngủ cũng không thể quá dài, nếu quá 12 tiếng, có thể gây béo phì.
Trong 12 năm đầu đời, giấc ngủ hàng ngày ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của bé. Trong thời gian ngủ, các hormone tăng trưởng sẽ được giải phóng giúp kích thích não bộ của bé phát triển.
Đồng thời giấc ngủ còn giúp bé cao hơn, ăn uống ngon miệng, nâng cao khả năng tập trung và có hệ miễn dịch tốt hơn. Bởi vậy việc ngủ sâu và ngủ đủ giấc vô cùng quan trọng với trẻ nhỏ.
Nguyên nhân trẻ khó ngủ ở độ tuổi mầm non và tiểu học
Nguyên nhân trẻ 4 – 6 tuổi khó ngủ
Ở độ tuổi này, trẻ mất ngủ có rất nhiều nguyên nhân như: Thiếu hụt vitamin D và canxi, thiếu các vi chất (kẽm, magie), trẻ mắc bệnh đường hô hấp trên (viêm VA mũi mạn tính) làm trẻ ngạt mũi…
Bé có thể gặp những nỗi sợ vô hình do trí tưởng tượng phong phú (Sợ ma, sợ quái vật, sợ những nhân vật trong phim hoạt hình…)
Điều này cũng đơn giản và dễ hiểu, đó là tâm lý phổ biến chung của con trẻ. Cha mẹ đừng làm toáng lên quát tháo con vì những nhân vật này không có thật.
Với một số bé ở tuổi này, việc chuyển từ ngủ cùng phòng với bố mẹ sang ngủ phòng riêng không phải là đơn giản. Nếu vậy bạn thử nằm cạnh con cho đến khi bé ngủ.
Tuy nhiên việc này có thể trở thành một thói quen khó bỏ. Hoặc bạn cứ một lúc lại ghé qua kiểm tra con cho đến khi bé ngủ, trong khoảng vài tuần.
Nguyên nhân trẻ 6 – 12 tuổi khó ngủ
Theo các cuộc điều tra của tiến sĩ Weissbluth và của Đại học Stanford (Mỹ), ở lứa tuổi này, trẻ thường ngủ muộn hơn và ít hơn các lứa tuổi trước.
Phần lớn trẻ 6 – 12 tuổi đi ngủ trước hoặc sau 9 giờ tối (thường là trong khoảng từ 7,30 đến 10 giờ). Tổng thời gian ngủ khoảng 9-12 giờ. Nhìn chung, lứa tuổi trước dậy thì cần 9h30- 10 giờ ngủ để duy trì sự tỉnh táo trong ngày.
Vấn đề thực sự của lứa tuổi này là căng thẳng đầu óc (nhức đầu) do học nhiều, ham chơi, ngủ ít hay ngủ thiếu. Phương án điều trị là cho trẻ ngủ và nghỉ ngơi cho đủ, nhất là trong các kỳ thi.
Trẻ tuổi mầm non và tiểu học bị khó ngủ và cách xử lý
Cách dỗ trẻ 4 – 6 tuổi ngủ
Điều đầu tiên là cha mẹ cần lưu ý đến những điều sau. Nếu làm tốt các điều này, con sẽ hình thành một nếp ngủ tốt và chất lượng như:
- Tạo chuỗi thói quen trước giờ đi ngủ để cơ thể bé hình thành phản xạ với việc đi vào giờ ngủ.
- Cho con ngủ và thức dậy theo một giờ cố định.
- Phòng ngủ của trẻ sơ sinh nên yên tĩnh và có thể sử dụng tiếng ồn trắng để tạo cảm giác an toàn cho con.
- Xây dựng nếp sinh hoạt cố định cho con vào ban ngày.
- Khi ngủ nên giảm ánh sáng (tắt đèn, kéo rèm, …) và để con tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên vào ban ngày.
- Cho trẻ tắm nắng thường xuyên để giảm tình trạng thiếu vitamin D
Dạy trẻ 6 – 12 tuổi thói quan ngủ đúng giờ
Ở độ tuổi này, về cơ bản trẻ nhỏ không gặp trở ngại về giấc ngủ, chỉ cần tạo môi trường tốt là được.
- Trước khi ngủ không được ăn vặt
- Phòng ngủ không được để đèn quá sáng hoặc âm nhạc quá to
- Tốt nhất đặt thời gian biểu cho trẻ, hối thúc bé ngủ đúng giờ
- Đảm bảo không gian ngủ lý tưởng
- Cho trẻ ngủ đúng giờ , đủ giấc cả ban ngày lẫn ban đêm
- Tạo một tâm lý thoải mái, hoàn toàn thư giãn để trẻ an tâm mà đi vào giấc ngủ
- Vận động, tập thể dục thể thao là một trong những cách giúp bé ngủ ngon hơn
Giấc ngủ được xem như một “nguyên liệu” cần thiết cho quá trình phát triển não bộ của trẻ. Khi ngủ, cơ thể trẻ được nghỉ ngơi, hình thành hệ miễn dịch, ghi chép các dữ liệu thông tin vào bộ nhớ.
Con ngủ ngon và chất lượng bao giờ cũng ổn định về tâm trạng và cảm xúc hơn. Đặc biệt, việc học hỏi, tư duy của các bé có giấc ngủ ngon cũng trở nên nhạy bén hơn các trẻ khó ngủ rất nhiều.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Trẻ nổi nốt đỏ tưởng muỗi đốt thông thường, không ngờ mắc bệnh nguy hiểm
- 13 dấu hiệu cảnh báo tâm thần ở trẻ em mà bố mẹ nhất định phải chú ý
- Bắt trẻ ăn mù tạt, hiệu trưởng và giáo viên mầm non ở Trung Quốc ngồi tù
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua