Trẻ mắc viêm não tự miễn bị nhầm với bệnh tâm thần
Đó là trường hợp của bé Lưu Tấn P. (15 tuổi, ngụ tại Tây Ninh).
Ngày 27/8, Tấn P. đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới trong tình trạng hôn mê sâu. Thông tin từ gia đình cho hay, khoảng 2 tuần trước khi vào viện, bệnh nhân có biểu hiện hay nói lảm nhảm một mình, chân tay múa may quay cuồng mất kiểm soát, hay lo âu, giận hờn…
Tiền sử gia đình có mẹ bị bệnh lý tâm thần phân liệt, đang trong thời gian điều trị. Những biểu hiện của bệnh khiến gia đình nghĩ cậu bé bị bệnh tâm thần như mẹ nên chậm đưa đến bệnh viện. Sau 10 ngày kể từ ngày phát bệnh, tình trạng mỗi ngày một xấu, bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, co gồng… mới được đưa đến bệnh viện địa phương. Do không tìm ra bệnh nên trẻ được xuất viện theo dõi, điều trị theo hướng tâm thần. 3 ngày sau, bệnh nhi rơi vào mê sảng, co giật, chuyển đến viện lúc này các bác sĩ mới lập tức chuyển bệnh nhi lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, TPHCM.
BS Lại Quang Lộc, khoa Cấp cứu Hồi sức Tích cực Chống độc Trẻ em cho hay: Qua thăm khám lâm sàng, trẻ có những biểu hiện của viêm não tự miễn nên được chỉ định thực hiện các kiểm tra chuyên môn sâu. Kết quả xét nghiệm phát hiện bệnh nhi có kháng thể NMDA (Anti-Nmethyl-D-aspartate - một trong các tác nhân gây viêm não tự miễn).
Viêm não tự miễn là bệnh tự cơ thể sinh ra kháng thể, những kháng thể này gắn kết vô các thụ thể của tế bào thần kinh gây ra bệnh viêm não. Đây là bệnh ít gặp, hiện chưa xác định được nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm não tự miễn ở ca bệnh trên. Sau khi nhập viện, bệnh nhi rơi vào hôn mê sâu.
Cũng theo BS Lộc, bệnh lý viêm não tự miễn đến nay chưa có phác đồ điều trị. Các bác sĩ đang tập trung điều trị triệu chứng cho bệnh nhi như: thở máy, kháng viêm bằng corticoid, kết hợp Immunoglobulin (IVIg). Thời gian điều trị dự kiến kéo dài ít nhất 3 tháng.
Qua trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo cộng đồng, khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường như nói nhảm, chân tay vận động mất kiểm soát, hay bồn chồn, lo âu, tự nhai hàm răng trong vô thức, sốt hoặc có thể không sốt (trong thời gian đầu), gia đình cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được chẩn đoán điều trị kịp thời.
Những trường hợp xuất hiện tình trạng co gồng, khó thở, mê sảng là biểu hiện nặng của bệnh… nguy cơ ảnh hưởng đến thần kinh, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn, bệnh nhân nếu qua được nguy kịch cũng đối mặt với những nguy cơ để lại di chứng về sau.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 85% trẻ mắc sởi do chưa được tiêm phòng
- 3 dấu hiệu nặng của trẻ mắc bệnh tay chân miệng mẹ nên chú ý
- Trẻ mắc sốt xuất huyết tăng đột biến
- Chưa hết nỗi lo sốt xuất huyết, trẻ mắc bệnh hô hấp ùn ùn nhập viện
- Có nguy cơ lây bệnh khi chăm sóc trẻ mắc sùi mào gà?
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua