Trẻ sơ sinh nằm sấp và những lợi ích mẹ chưa biết
Tư thế này tạo nền tảng vững chắc để trẻ thực hiện những vận động khó hơn về sau. Ngoài ra nó còn giúp bé phát triển trí não, phát triển thị giác, hỗ trợ tiêu hóa…
Lợi ích khi cho trẻ sơ sinh nằm sấp
Thực tế, có đến 10 bộ phận được tập luyện và phát triển khi bé nằm sấp. Những bộ phận đó là: Cổ, đầu, lưng, cánh tay, bàn tay, hông, bụng, chân, mắt và cấu trúc bên trong não bộ.
Khi trẻ được đặt ở tư thế nằm sấp thì theo phản xạ tự nhiên, trẻ sẽ ngẩng đầu lên, xoay ngang xoay dọc để nhìn mọi phía.
Với những hoạt động như vậy không chỉ tốt cho não bộ mà các bộ phận khác như cổ, vai, lưng, tứ chi cũng nhanh nhạy và linh hoạt hơn. Đồng thời cho trẻ nằm sấp sẽ hạn chế nguy cơ đầu bị méo hay bẹp vì trẻ có cơ hội xoay trở đầu thường xuyên.
Kích thích thị giác phát triển
So với tư thế nằm ngửa, trẻ sơ sinh nằm sấp sẽ mở rộng tầm nhìn hơn. Bé có thể bao quát không gian trước, sau, trên, dưới, nên nhìn thấy được nhiều vật hơn kéo theo sự phát triển của thị giác.
Do vậy khi tập cho con nằm sấp, mẹ nên treo nhiều tranh ảnh có màu sắc sặc sỡ và những món đồ phát ra âm thanh. Như vậy có thể đồng thời “kích hoạt” cả thính giác và thị giác của trẻ.
Giúp hệ tiêu hóa tốt hơn
Đa số các bậc phụ huynh không thích cho trẻ sơ sinh nằm sấp vì lo rằng tư thế đó sẽ làm cho trẻ khó thở, đau bụng, tức ngực… Tuy nhiên, theo kết quả của nhiều nghiên cứu thì bé nằm sấp sẽ vận động nhiều hơn dẫn đến hoạt động của nhu động ruột cũng tốt hơn, giúp trẻ ăn ngon hơn và dễ đi ngoài.
Bên cạnh đó, khi nằm sấp, phần dịch hòa tan từ dạ dày sẽ không ở thực quản mà đi xuống ruột non nên sẽ tình trạng nôn trớ giảm nhiều so với khi đặt trẻ nằm ngửa. Lưu ý không cho con nằm sấp khi vừa mới ăn no, tốt nhất là một tiếng sau ăn.
Một số cách tập cho trẻ sơ sinh nằm sấp
Các bố mẹ có thể đặt cho con nằm sấp ngay sau khi sinh, hoặc đợi đến khi bé được 1 tháng tuổi. Trong vài tuần đầu, có nhiều mẹ chia sẻ là chưa muốn tập cho con nằm sấp cho đến khi cuống rốn của bé đã rụng.
Đặt trẻ nằm sấp trên đùi
Mẹ đặt trẻ ở tư thế nằm ngang trên đùi, tay giữ hông và mông của trẻ, có thể nâng phần đùi ở gần đầu của trẻ lên cao một tý để trẻ cảm thấy thoải mái hơn.
Đặt trẻ nằm sấp trên bụng mẹ
Mẹ nằm trên giường hoặc ở dưới sàn nhà, sau đó đặt trẻ nằm trên ngực hoặc bụng. Dùng 2 cánh tay để giữ thăng bằng cho trẻ.
Mặc dù trong 1, 2 tháng đầu trẻ chưa thể ngóc được đầu dậy nhưng tư thế này sẽ giúp cơ cổ và vai của trẻ phát triển mạnh mẽ khi trẻ cố ngóc đầu lên để nhìn xung quanh.
Trẻ sẽ rất thích thú khi tiếp xúc với hơi ấm tỏa ra từ cơ thể mẹ, giúp tình cảm giữa hai mẹ con gắn bó hơn.
Đặt trẻ nằm sấp dưới giường
Mẹ nên thay đổi nhiều tư thế hơn khi đặt bé nằm sấp. Chẳng hạn như trải một chiếc khăn bông mềm trên giường, cho trẻ nằm trên chiếc khăn, bàn tay, đùi và chân “ôm” vào khăn ở tư thế dễ chịu với trẻ.
Giao tiếp bằng ánh mắt
Trẻ rất thích ánh mắt và giọng nói của mẹ. Chúng sẽ luôn cố gắng ngóc đầu lên để nhìn mẹ. Lúc này các bà mẹ hãy hạ tầm nhìn của mình xuống bằng với tầm nhìn của trẻ, khuyến khích trẻ bằng giọng nói hoặc bằng âm thanh của các loại đồ chơi.
Di chuyển đồ chơi vòng quanh để bé có thể xoay cổ theo nhiều hướng. Nếu con bạn chỉ quay theo một hướng thì hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Chuyên gia y tế "mách" cách tắm cho trẻ sơ sinh không bị nhiễm lạnh trong thời tiết giá rét
- 5 bệnh trẻ sơ sinh phổ biến, mẹ càng phát hiện sớm càng dễ chữa khỏi
- 3 sự thật khó tin về trẻ sơ sinh thiếu canxi và còi xương
- Những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh
- Thóp của trẻ sơ sinh lõm sâu hay đầy đặn đều đáng lo!
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua