Trị bệnh ra mồ hôi chân tay cực hiệu quả từ mẹo dân gian
Ra mồ hôi là một hiện tượng bình thường khi chúng ta vận động hoặc khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ cao. Đó cũng là cách hạ nhiệt của cơ thể trong ngày hè nắng nóng.
Tuy nhiên, nếu bị ra quá nhiều mồ hôi ở tay và chân thì điều này cũng sẽ gây ra những khó chịu nhất định trong cuộc sống.
Để điều trị, các thầy thuốc đều cho rằng phương pháp mổ cắt hạch giao cảm ngực trên là có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu không có điều kiện, bạn có thể áp dụng những mẹo chữa dân gian sau vô cùng hiệu quả.
Anh Nguyễn Văn Quyết (35 tuổi, Phan Bá Vành, Hà Nội), sống chung với căn bệnh ra mồ hôi chân tay suốt 5 năm khiến cuộc sống của anh gặp khá nhiều khó khăn.
"Tôi vốn dĩ thích chơi cầu lông , tuy nhiên chỉ cần đánh 30 phút là mồ hôi tay chân ra rất nhiều khiến việc cầm vợt gặp khá nhiều khó khăn, đôi khi còn bỏ dở trận đấu.
Đặc biệt, khi có việc cần bắt tay đối tác, tôi rất ngại, đã nhiều lần đi chữa lúc đầu thì đỡ nhưng được một thời gian bệnh lại tái phát và có xu hướng nặng hơn.
Cũng may tôi được một thầy lang quen biết lâu năm chỉ cho mẹo chữa bệnh ra mồ hôi chân tay bằng lá ngải cứu rất hiệu quả, nhất là sử dụng vào mùa đông thì vô cùng hợp lí.
Chỉ cần cho cây ngải cứu vào bát sau đó đốt cho bát nóng lên, cho một vài hạt muối, cuối cùng hơ tay, chân vào hơi nóng bốc lên. Tinh dầu ngải cứu sẽ có tác dụng làm ấm đôi bàn tay, chân, giúp cải thiện bệnh ra mồ hôi chân tay.
Tôi sử dụng liên tục trong vòng 1 tháng, bệnh ra mồ hôi chân tay giảm đáng kể, hiện tại tay chân lúc nào cũng trong tình trạng khô ráo, chỉ khi hoạt động lâu mới thấy ra mồ hôi".
Anh Đào Văn Anh (36 tuổi, thường trú tại Thạch Thất, Hà Nội) chia sẻ: "Ra mồ hôi chân tay rất khó chịu, dù trời nóng hay lạnh, chân tay tôi đều bị ra mồ hôi.
Tôi rất mặc cảm với bản thân, tôi đã từng chán nản và muốn tìm tới biện pháp phẫu thuật tuyến mồ hôi . Nhưng rồi nhờ một lần tình cờ, bệnh đổ mồ hôi chân tay của tôi đã được chữa khỏi.
Trong một lần đi ăn cưới, tôi được một cô họ đi làm ăn xa về chia sẻ cách chữa trị mồ hôi tay chân chỉ bằng lá lốt quanh vườn nhà.
Lúc đầu tôi không mấy tin tưởng vào biện pháp đơn giản này, vì nhiều người mất cả đống tiền cũng không khỏi được.
Nhưng nhờ sự thuyết phục của cô, hộ tôi mạnh dạn làm theo, sau 3 tuần áp dụng, tôi bất ngờ trước sự hiệu nghiệm của lá lốt.
Hiện tại, bệnh của tôi đã thuyên giảm trông thấy. Giờ đi tất chân cả ngày, tôi cũng không còn lo ngại nữa. Hoặc bắt tay ai thì tôi rất tự tin, thoải mái hơn.
Cụ thể là, kinh nghiệm sử dụng lá lốt để trị mồ hôi chân tay của anh Văn Anh như sau:
- Bước 1: Rửa sạch và cắt nhỏ khoảng 30 gam lá lốt tươi.
- Bước 2: Cho lá lốt vừa cắt vào nồi cùng 1 lít nước sạch.
- Bước 3: Đun sôi, cho thêm ít muối vào nồi.
- Bước 4: Để nước ấm sau đó ngâm tay và ngâm chân vào.
Hoặc mọi người có thể sử dụng nước lá lốt để uống.
Mỗi ngày, lấy một nắm lá lốt 30gam đã sao vàng cho vào 500ml nước đun sôi chừng 15 phút chắt lấy nước bỏ bã. Uống cả ngày như uống nước lọc, mỗi ngày một ấm thuốc, uống liên tục trong vòng 7 ngày.
Sau khi ngừng uống 4 đến 5 ngày tiếp tục uống thuốc thêm một tuần nữa, chắc chắn bạn không còn phải khó chịu vì bệnh ra mồ hôi chân tay nữa.
Theo y học hiện đại, chứng ra mồ hôi tay chân là do rối loạn hệ thần kinh thực vật hay còn gọi là thần kinh giao cảm (có vai trò điều hòa thân nhiệt).
Còn y học cổ truyền gọi chứng ra mồ hôi chân tay là do phong thấp gây nên tình trạng thoát dương khí ra ngoài gọi là dương hư (dương hư sinh ngoại hàn) nên bàn chân, bàn tay lạnh; do đường dẫn khí ra các thần kinh ở tay, ở chân bị rối loạn hoặc tắc nghẽn.
Ngoài ra còn do xúc động về tình chí (tâm lý) như: lo lắng, công việc quá căng thẳng, xúc động mạnh…
Theo dược sĩ Trần Hoa Mai (Phòng khám Y học cổ truyền Tâm Lan), cho biết: "Có những bài thuốc chữa chứng ra mồ hôi tay, chân có hiệu quả.
Trong đó, có thể dùng ngài cứu, lá lốt để điều trị, đó là một kinh nghiệm quý báu mà dân gian xưa thường dùng.
Trong y học cổ truyền , lá lốt còn là cây thuốc quý trị phong thấp, đau bụng do lạnh, phù thũng….
Lá lốt có vị nồng, hơi cay, có tính ấm, tác dụng của lá lốt chống hàn (như bị lạnh bụng), giảm đau, chống phong hàn ở mức thấp, tay chân lạnh, tê tê, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu (có lẽ vì thế mà được dùng với thịt bò nướng vốn khó tiêu), đau đầu vì cảm lạnh…
Trong đời sống, người ta thường dùng lá lốt như một loại rau để ăn sống hoặc nấu canh, hoặc làm gói chả…
Lá lốt giúp chữa đau nhức xương, trị bệnh kiết lỵ, tổ đỉa, mụn nhọt, phù thũng,… Ngoài ra, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và điều trị bệnh ra mồ hôi chân tay rất hiệu quả".
Theo PNO
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua